Các chuyển biến hiện tại trên thị trường tiền tệ và trái phiếu đang gắn liền với giai đoạn dư thừa thanh khoản trong hệ thống ngân hàng. Lãi suất LNH chạm mức thấp nhất trong gần 2 quý trở lại đây, trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ ghi nhận các mức thấp kỷ lục mới. Chúng tôi cho rằng mặt bằng lãi suất thấp sẽ tiếp tục kéo dài cho đến khi nền kinh tế được tháo gỡ tình trạng phong tỏa và hồi phục mạnh mẽ trở lại.
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà lao dốc trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn ra. Hoạt động sản xuất đang đối mặt với thách thức "3 tại chỗ", trong khi hoạt động chi tiêu nội địa đang chỉ tập trung vào các nhu cầu thiết yếu. Thêm vào đó, rủi ro về việc chuyển dịch xuất khẩu sang các đối thủ cạnh tranh đang hiện hữu nếu điều kiện sản xuất và kinh doanh không cải thiện sớm. Giải pháp dường như duy nhất ở thời điểm hiện tại là thời điểm chính phủ mở cửa hoạt động kinh tế trở lại.
Những diễn biến trên thị trường liên ngân hàng và trái phiếu chính phủ cho thấy điều kiện thanh khoản ngân hàng đang thắt chặt hơn so với trước đây, dẫn đến áp lực tăng đối với lãi suất LNH và lợi suất TPCP. Theo quan điểm của chúng tôi, trong bối cảnh lạm phát trong nước và lợi suất TPCP toàn cầu gia tăng, cùng với đó hoạt động tín dụng cải thiện là các yếu tố có thể khiến lãi suất LNH và lợi suất TPCP tăng lên trong tháng 3.
Dữ liệu tháng 2 cho thấy bức tranh ảm đạo đối với hoạt động kinh tế do kỳ nghỉ Tết kéo dài. Xuất khẩu và sản xuất công nghiệp ghi nhận mức giảm đầu tiên kể từ sau đại dịch vào tháng 4/2020, trong khi lạm phát tăng mạnh nhất trong 8 năm trở lại đây. Nhìn về triển vọng kinh tế tháng 3, chúng tôi kỳ vọng việc kiểm soát đại dịch trong nước thành công và tiến trình phân phối vắc xin COVID-19 được đẩy mạnh trên toàn cầu sẽ là những điểm chính thúc đẩy kinh tế quay trở lại tăng trưởng.
Theo Tổng cục Thống kê, CPI có mức tăng trưởng đáng kể so với tháng trước do sự tăng giá của lương thực thực phẩm (F&Fs), giao thông, nhà ở và vật liệu xây dựng (HCM). CPI tháng 2/2021 cao hơn 1,52% t/t, đánh dấu mức cao nhất trong 8 năm. Tết Âm lịch là nguyên nhân khiến lương thực thực phẩm tăng giá trong khi giá dầu thô tăng gần đây duy trì đà tăng của giá cả ngành giao thông.
Sự tăng trưởng ấn tượng của hoạt động tín dụng cuối năm 2020 kèm theo nhu cầu tiền mặt tăng cao trước thềm năm mới khiến lợi suất các công cụ nợ ngắn đối mặt áp lực tăng mạnh vào cuối tháng 1. Lãi suất liên ngân hàng và lợi suất TPCP các kỳ hạn ngắn đảo chiều, phá vỡ xu hướng giảm nhiều tháng qua. Chúng tôi cho rằng hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản tạm thời, gây áp lực tăng lên lãi suất LNH và lợi suất TPCP trong tháng 2.
Trong tháng 12, mặt bằng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng và TPCP tiếp tục giảm xuống mức đáy mới khi mà thanh khoản trong hệ thống ngân hàng vẫn đang dồi dào. Tuy nhiên, mức tăng trưởng tín dụng vượt bậc trong những ngày cuối tháng 12, và rất có thể tiếp tục trong giai đoạn cao điểm cận Tết Nguyên Đán, sẽ tạo áp lực tăng giá đáng kể lên lãi suất liên ngân hàng và lợi suất kỳ hạn ngắn trong tháng 1.
Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của quý 4, triển vọng kinh tế Việt Nam 2021 càng trở nên tươi sáng hơn. Việc phân phối vắc xin COVID-19 giúp phục hồi kinh tế toàn cầu sẽ hỗ trợ xuất khẩu và dòng vốn FDI. Ngoài ra, các gói chi tiêu tài chính tiếp tục là ưu tiên của các chính phủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cuối cùng, các FTA lớn, bao gồm EVFTA và RCEP, sẽ là một yếu tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam trong 2021. Do đó, chúng tôi dự đoán tăng trưởng kinh tế sẽ đạt 6.36% n/n trong năm sau.
Thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều biến động mạnh khi chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 trong 2020. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán đã hồi phục mạnh mẽ với mức tăng 60% từ đáy tháng 03/2020 nhờ dòng tiền của các nhà đầu tư trong nước. Chúng tôi dự phóng VNIndex có thể đạt 1,300 điểm trong 2021 nhờ những cơ hội đầy hứa hẹn từ việc dịch chuyển các chuỗi giá trị cao và lợi ích tiềm năng từ các hiệp định FTA như RCEP.
Thị trường chứng khoán Việt Nam có xu hướng đi ngang hoặc giảm nhẹ trong năm bầu cử Mỹ. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán sẽ tăng trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng thống mới, tăng từ 11.8% đến 58.34% trong năm lần gần đây nhất. Dựa trên các chính sách của Biden và số liệu thống kê trong quá khứ, chúng tôi kỳ vọng mô hình này sẽ tiếp tục diễn ra vào năm 2021 và thị trường sẽ có diễn biến tích cực.
Với quan điểm tích cực, chúng tôi kỳ vọng COVID-19 sẽ đạt đỉnh trong 3Q20. Về mặt kinh tế, trong ba kịch bản của chúng tôi, Việt Nam sẽ quay lại mức đỉnh trước dịch trong nửa cuối năm do tiêu dùng nội địa, dòng vốn FDI và thương mại quốc tế sẽ sớm quay trở lại. Giả định bức tranh kinh tế tốt hơn trong nửa cuối, chúng tôi cho rằng thị trường chứng khoán đang mang lại nhiều cơ hội giá trị cho nhà đầu tư.
Covid-2019 bùng phát tại đối tác quan trọng nhất của Việt Nam
Mất khoảng hai tuần từ khi dịch bùng phát để số ca nhiễm bệnh mới đạt đỉnh ở Trung Quốc vào cuối tháng Một và đầu tháng Hai. Do đó, dịch bệnh ở Hàn Quốc có thể sẽ có diễn biến tương tự. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng rằng bài học từ Trung Quốc sẽ giúp Hàn Quốc ngăn chặn sự lây lan nhanh hơn, có thể vào đầu tháng Ba.
Tăng trưởng thương mại đạt mức thấp nhất 3 năm trong quý 4 2019
Tăng trưởng GDP thực giảm tốc trong quý 4 2019. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, GDP thực của Việt Nam trong quý 4 2019 đạt mức 1,214 nghìn tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 6.97% n/n, thấp hơn 34 điểm cơ bản so với tăng trưởng trong quý 3. Trong khi đó, tính cả năm 2019, GDP thực tăng trưởng 7.02% n/n, cao hơn 22 điểm so với mục tiêu 6.8% được đặt ra từ Chính phủ, cụ thể trong Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ.