Phân bón – Báo cáo ngắn – [Không xếp hạng] – Kỳ vọng gia tăng biên LNG
Trong tháng 8, tổng giá trị xuất khẩu phân bón đạt 117,973 tấn (+5% t.t và +81% n.n), tương đương 71tr USD. Ngược lại, đơn giá xuất khẩu giảm 10% so với tháng trước, đạt USD602/tấn. Việt Nam nhập khẩu 246,015 tấn (+46% t.t và -100% n.n) phân bón trong tháng 8, tương đương 113tr USD (+69% t.t và -99% n.n). Đơn giá nhập khẩu trung bình đạt USD459/tấn (+16% t.t). Chúng tôi ước tính giá gas đầu vào trong tháng 8 đạt USD270/tấn (-2% t.t, +21% n.n). Tính đến giữa tháng 9, giá gas trung bình đã giảm 11% so với tháng 8, đạt USD241/tấn.
Điện – Cập nhật T8 – Nhiệt điện sẽ tỏa sáng đầu năm 2023?
Giá than trộn do Vinacomin cung cấp tăng khoảng 30-35% n/n trong 6T22. Do nhu cầu than tăng mạnh từ châu Âu, chúng tôi dự đoán giá than sẽ tiếp tục tăng. Với việc La Nina sẽ suy yếu từ đầu năm 2023 cùng với đà giảm của giá than, EVN sẽ tăng cường huy động nhiệt điện, nhất là điện than trong 2023F.
Thép dẹt – [Trung Lập] – Báo cáo lần đầu – Qua vùng nước xoáy
Ngành Thép Dẹt đã tăng trưởng vượt trội so với thị trường trong suốt năm 2021 do họ được hưởng lợi từ sự gián đoạn nguồn cung toàn cầu do COVID-19 gây ra. Tuy vậy trong 2022, chúng tôi đánh giá Trung lập đối với ngành Thép Dẹt vì nhận thấy nhiều khó khăn đang bắt đầu hiện hữu với ngành.
Thủy sản – Tin vắn [TÍCH CỰC]- Cập nhật xuất khẩu T8
Trong T8/2022, xuất khẩu thủy sản sơ bộ đạt 917 triệu đô, +56.0% n/n chủ yếu do mức nền thấp năm 2021. Xuất khẩu cá tra tăng 85.9% n/n trong khi xuất khẩu tôm giảm 4.7% n/n. Xuất khẩu thủy sản T8 tiếp tục giảm 2.7% t/t, xuất khẩu tôm tiếp tục giảm trong tháng 8 sau khi đạt đỉnh vào tháng 5, -6.7% t/t, và xuất khẩu cá tra vẫn duy trì đà tăng n/n nhưng giảm 5% t/t.
Bán lẻ – Báo cáo ngắn – Không xếp hạng – Điểm sáng từ sản phẩm công nghệ
Chúng tôi dự đoán doanh số bán hàng công nghệ sẽ tăng nhờ các mẫu điện thoại mới, đặc biệt là các dòng iPhone 14 sắp ra mắt vào tháng 9/2022. Với tháng 7 âm lịch rơi vào tháng 8/2022 dương lịch khiến hoạt động mua sắm ô tô ngưng trệ, doanh thu ô tô được nhận định sẽ tăng trở lại từ tháng 9/2022. Bên cạnh đó, dược phẩm đang được các nhà bán lẻ tập trung khai thác sau Covid-19 và dự báo tăng tốc từ 2023.
Dệt may-Tin vắn-Không xếp hạng-Cập nhật tình hình xuất khẩu tháng 8
Trị giá xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam tháng 8 tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực ở mức 51.1% n/n và 8.7% t/t, đạt 4 tỷ USD. Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam trong tháng 8 với trị giá xuất khẩu đạt gần 1.74 tỷ USD, +31.6% n/n/-3.0% t/t, chiếm 43.6% tổng trị giá hàng xuất khẩu. Nhìn chung, xuất khẩu hàng may mặc trong 8T22 tăng trưởng tích cực ở mức 24.5% n/n, đạt khoảng 26.3 tỷ USD.
Thủy sản – Báo cáo ngắn [TÍCH CỰC] – Cập nhật KQKD Q2/22
Ngành thủy sản xuất khẩu 3.2 tỷ đô (+35.5% n/n) trong 2Q22, trong đó xuất khẩu tôm đạt 1,350 triệu đô (+26.1% n/n) và cá tra đạt 777 triệu đô (+ 78.1% n/n). Do đó 24 DNXK thủy sản niêm yết được hưởng lợi, đạt 18,728 tỷ đồng doanh thu (+33.3% n/n). Các DNXK tôm và cá tra niêm yết tăng trưởng lần lượt 41,4% n/n và 32,5% n/n, do giá bán trung bình (ASP) tăng đáng kể n/n. , LNST của 2Q22 tăng 138.3% n/n đạt 1,770 tỷ đồng do LNST của DN cá tra tăng trưởng mạnh mẽ lên 308% n/n. Chúng tôi duy trì đánh giá TÍCH CỰC mặc dù cổ phiếu thủy sản tăng mạnh trong 6T22. Chúng tôi tin rằng đà phục hồi sẽ tiếp tục kéo dài đến quý 3Q22 với động lực tăng trưởng mạnh mẽ.
Chúng tôi thu thập dữ liệu 25 công ty chứng khoán (bao gồm 16 công ty niêm yết, 1 công ty Upcom và 8 công ty thị trường OTC) thể hiện khoảng 90% doanh thu toàn ngành. Doanh thu ngành trong quý 2/2022 đạt 15,878 tỷ đồng đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái (n/n) nhưng giảm 12.3% so với quý trước (q/q). LNST quý 2 cũng không khả quan với mức giảm lần lượt là 57% n/n và 63.4% q/q. Trong đó, 7 trên tổng số 25 công ty ghi nhận lỗ kế toán. Để có thể đạt được kết quả đi ngang trong năm 2022, giá trị giao dịch bình quân ngày trong nửa cuối năm cần duy trì khoảng 25,000 tỷ đồng và số dư cho vay margin cũng cần cao hơn mức 90,000 tỷ đồng.
Thép – Tin vắn – Không xếp hạng – Cập nhật tình hình sản xuất tháng 7
Báo cáo theo tháng về sản lượng thép Việt Nam nhằm mục đích theo dõi sự phát triển của thị trường thép. Trong tháng 7, không có nhiều bất ngờ khi nhu cầu tiêu thụ yếu ở thị trường nội địa lẫn xuất khẩu. Chúng tôi kì vọng xu hướng này sẽ tiếp tục trong những tháng sắp tới.
Thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều biến động mạnh khi chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 trong 2020. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán đã hồi phục mạnh mẽ với mức tăng 60% từ đáy tháng 03/2020 nhờ dòng tiền của các nhà đầu tư trong nước. Chúng tôi dự phóng VNIndex có thể đạt 1,300 điểm trong 2021 nhờ những cơ hội đầy hứa hẹn từ việc dịch chuyển các chuỗi giá trị cao và lợi ích tiềm năng từ các hiệp định FTA như RCEP.
Thị trường chứng khoán Việt Nam có xu hướng đi ngang hoặc giảm nhẹ trong năm bầu cử Mỹ. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán sẽ tăng trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng thống mới, tăng từ 11.8% đến 58.34% trong năm lần gần đây nhất. Dựa trên các chính sách của Biden và số liệu thống kê trong quá khứ, chúng tôi kỳ vọng mô hình này sẽ tiếp tục diễn ra vào năm 2021 và thị trường sẽ có diễn biến tích cực.
Với quan điểm tích cực, chúng tôi kỳ vọng COVID-19 sẽ đạt đỉnh trong 3Q20. Về mặt kinh tế, trong ba kịch bản của chúng tôi, Việt Nam sẽ quay lại mức đỉnh trước dịch trong nửa cuối năm do tiêu dùng nội địa, dòng vốn FDI và thương mại quốc tế sẽ sớm quay trở lại. Giả định bức tranh kinh tế tốt hơn trong nửa cuối, chúng tôi cho rằng thị trường chứng khoán đang mang lại nhiều cơ hội giá trị cho nhà đầu tư.
Covid-2019 bùng phát tại đối tác quan trọng nhất của Việt Nam
Mất khoảng hai tuần từ khi dịch bùng phát để số ca nhiễm bệnh mới đạt đỉnh ở Trung Quốc vào cuối tháng Một và đầu tháng Hai. Do đó, dịch bệnh ở Hàn Quốc có thể sẽ có diễn biến tương tự. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng rằng bài học từ Trung Quốc sẽ giúp Hàn Quốc ngăn chặn sự lây lan nhanh hơn, có thể vào đầu tháng Ba.
Tăng trưởng thương mại đạt mức thấp nhất 3 năm trong quý 4 2019
Tăng trưởng GDP thực giảm tốc trong quý 4 2019. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, GDP thực của Việt Nam trong quý 4 2019 đạt mức 1,214 nghìn tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 6.97% n/n, thấp hơn 34 điểm cơ bản so với tăng trưởng trong quý 3. Trong khi đó, tính cả năm 2019, GDP thực tăng trưởng 7.02% n/n, cao hơn 22 điểm so với mục tiêu 6.8% được đặt ra từ Chính phủ, cụ thể trong Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ.