Ngân hàng – Tin vắn – Kế hoạch kinh doanh tích cực cho 2021
Các ngân hàng VIB, MSB, MBB và KLB dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh hơn mức trung bình ngành (theo chỉ thị gần nhất của NHNN cho năm 2021 là 12%) với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ 20% đến 30%. Về lợi nhuận, ngân hàng BID, CTG, KLB, EIB và MSB kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ sau khi đã giải quyết các tài sản (nợ xấu) tồn đọng giai đoạn trước trong khi các ngân hàng khác như MBB, VIB và VCB dự kiến tận dụng cơ hội từ việc đẩy mạnh tín dụng và thu thập ngoài lãi.
PDR – Tin vắn – Thị trường mới nổi duy động lực tăng trưởng
Ngày 27/03 vừa qua, PDR đã tổ chức Đại hội cổ đông năm 2021 để thông báo về kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh sắp tới. Những vấn đề chính được đề cập bao gồm định hướng kinh doanh năm 2021, phát triển bất động sản công nghiệp và tìm kiếm cơ hội ở năng lượng tái tạo. Theo định hướng của ban lãnh đạo, lợi nhuận kế hoạch 2021F sẽ tương đương với mức P/E và P/B dự phóng lần lượt là 14.3x và 2.5x, bằng với mức trung bình ngành (14x và 2.1x).
ACB – Tin vắn [MUA +9.3%] Mục tiêu LNTT 2021 10.6 nghìn tỷ, tăng 10.5% n/n
Ngân hàng đề xuất mục tiêu Lợi nhuận trước thuế (LNTT) đạt 10.6 nghìn tỷ đồng, tăng 10.5% n/n. ACB kỳ vọng tổng tài sản sẽ tăng trưởng 10% n/n và tiền gửi tăng thêm 9% n/n; chỉ số nợ xấu sẽ được duy trì ở mức dưới 2%. ACB đề xuất cổ tức bằng cổ phiếu với tỉ lệ 25% cho năm 2020, và kỳ vọng nâng vốn điều lệ lên đạt 27 nghìn tỷ trong 3Q21. Ngân hàng cũng có kế hoạch tiếp tục chính sách chia cổ tức bằng cổ phiếu 25% trong năm 2021.
VHM – Báo cáo ngắn [MUA +26.2%] Viễn cảnh tăng trưởng lợi nhuận tích cực không đổi
Chúng tôi tăng giá mục tiêu dựa trên RNAV lên 121,700 đồng nhờ vào đẩy nhanh việc bán hàng tại các dự án Grand Park và Ocean Park. Chúng tôi chiết khấu khoảng 50% NAV khi định giá KCN để phản ánh rủi ro thực hiện và rủi ro bán hàng. Tuy nhiên, chúng tôi cũng giảm tỷ lệ chiết khấu trong các dự án Cần Giờ và Hạ Long Xanh xuống 80-70% do có thêm thông tin về quy trình cấp phép. Hai dự án này đóng góp 30-35% tổng NAV của chúng tôi.
TCB – Báo cáo ngắn [MUA +20.3%] Nắm bắt thời kỳ tăng trưởng mới
LN ròng 4Q20 của TCB đạt 3.95 nghìn tỷ (+30.5% n/n và +28% q/q), vượt ~23% dự phóng của chúng tôi nhờ chi phí dự phòng rủi ro tốt hơn dự kiến. Cả năm 2020, LN ròng và TOI của TCB đạt lần lượt 12.3 nghìn tỷ và 27 nghìn tỷ, tăng tương ứng 22% n/n và 28% n/n. Chúng tôi tiếp tục khuyến nghị MUA và nâng mức giá MT của TCB lên 47,000 đồng dựa trên các giả định tích cực hơn liên quan đến tăng trưởng tín dụng, NIM, chi phí tín dụng và tăng trưởng thu nhập ngoài lãi.
ADG – Báo cáo ngắn – Công ty tiếp thị số đầu tiên trên sàn
Được thành lập vào năm 2008, Clever Group hoạt động trong ngành tiếp thị số, chuyên cung cấp các giải pháp dtiếp thị số, phát triển công nghệ xử lý dữ liệu tiếp thị và trí tuệ nhân tạo tiếp thị, giải pháp bán hàng trên kênh thương mại điện tử B2B xuyên quốc gia, giải pháp ứng dụng công nghệ Social Listening.
ACB – Cập nhật 4Q20 [MUA +15.5%] Quản lý tốt chi phí tín dụng
Lợi nhuận của ACB năm 2020 là 7.7 nghìn tỷ đồng, xuất sắc vượt kế hoạch 26%. NIM của ngân hàng tăng 17 điểm % n/n lên 3,69% trong 2020. Mặc dù phí trả trước từ hợp đồng độc quyền phân phối bancassurance được phân bổ trong 15 năm (từ 2021) thay vì 5 năm như ước tính theo báo cáo gần nhất, chúng tôi nâng LNST 2021F lên đạt 9.1 nghìn tỷ đồng. Chúng tôi điều chỉnh tăng giá mục tiêu lên 35,600 đồng và duy trì khuyến nghị MUA để phản ánh triển vọng lợi nhuận tốt hơn trong 2021.
KDH – Báo cáo ngắn [MUA +19%] Một năm tăng trưởng tích cực
Giá MT dựa trên RNAV của chúng tôi cao hơn 30.6% so với mức bình quân của Bloomberg đạt 37,500 đồng, mặc dù dự báo EPS năm 2021-2022 của chúng tôi chi cao hơn mức bình quân của thị trường 2.1-4.8%. Chúng tôi nâng RNAV của KDH do tăng tổng giá trị bán hàng dự kiến của dự án nhà phố mới Amena và Clarita và sự đóng góp của KCN Lê Minh Xuân. Chúng tôi cũng giảm chi phí vốn chủ sở hữu và WACC theo xu hướng giảm của lãi suất phi rủi ro dựa trên TPCP kỳ hạn 10 năm.
NLG – Báo cáo ngắn [MUA +20.9%] Sẵn sàng cho sự phục hồi trở lại
Chúng tôi nâng giá mục tiêu lên 38,800 đồng dựa trên phương pháp RNAV do 1) tổng giá trị hợp đồng của các dự án do điều chỉnh giá bán bình quân tăng 25-30% 2) COE giảm từ 10% đến 13% do giảm lãi suất phi rủi ro. Rủi ro chính trong các mô hình của chúng tôi là sự phức tạp của dịch COVID-19 sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng các dự án của NLG; làm chậm sự khôi phục kinh tế.
Thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều biến động mạnh khi chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 trong 2020. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán đã hồi phục mạnh mẽ với mức tăng 60% từ đáy tháng 03/2020 nhờ dòng tiền của các nhà đầu tư trong nước. Chúng tôi dự phóng VNIndex có thể đạt 1,300 điểm trong 2021 nhờ những cơ hội đầy hứa hẹn từ việc dịch chuyển các chuỗi giá trị cao và lợi ích tiềm năng từ các hiệp định FTA như RCEP.
Thị trường chứng khoán Việt Nam có xu hướng đi ngang hoặc giảm nhẹ trong năm bầu cử Mỹ. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán sẽ tăng trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng thống mới, tăng từ 11.8% đến 58.34% trong năm lần gần đây nhất. Dựa trên các chính sách của Biden và số liệu thống kê trong quá khứ, chúng tôi kỳ vọng mô hình này sẽ tiếp tục diễn ra vào năm 2021 và thị trường sẽ có diễn biến tích cực.
Với quan điểm tích cực, chúng tôi kỳ vọng COVID-19 sẽ đạt đỉnh trong 3Q20. Về mặt kinh tế, trong ba kịch bản của chúng tôi, Việt Nam sẽ quay lại mức đỉnh trước dịch trong nửa cuối năm do tiêu dùng nội địa, dòng vốn FDI và thương mại quốc tế sẽ sớm quay trở lại. Giả định bức tranh kinh tế tốt hơn trong nửa cuối, chúng tôi cho rằng thị trường chứng khoán đang mang lại nhiều cơ hội giá trị cho nhà đầu tư.
Covid-2019 bùng phát tại đối tác quan trọng nhất của Việt Nam
Mất khoảng hai tuần từ khi dịch bùng phát để số ca nhiễm bệnh mới đạt đỉnh ở Trung Quốc vào cuối tháng Một và đầu tháng Hai. Do đó, dịch bệnh ở Hàn Quốc có thể sẽ có diễn biến tương tự. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng rằng bài học từ Trung Quốc sẽ giúp Hàn Quốc ngăn chặn sự lây lan nhanh hơn, có thể vào đầu tháng Ba.
Tăng trưởng thương mại đạt mức thấp nhất 3 năm trong quý 4 2019
Tăng trưởng GDP thực giảm tốc trong quý 4 2019. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, GDP thực của Việt Nam trong quý 4 2019 đạt mức 1,214 nghìn tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 6.97% n/n, thấp hơn 34 điểm cơ bản so với tăng trưởng trong quý 3. Trong khi đó, tính cả năm 2019, GDP thực tăng trưởng 7.02% n/n, cao hơn 22 điểm so với mục tiêu 6.8% được đặt ra từ Chính phủ, cụ thể trong Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ.