Báo cáo cập nhật KQKD hàng quý nhằm theo dõi xu hướng tăng trưởng KQKD của ngành xi măng. LNST âm trong 1Q23. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng doanh thu trong 1Q23 cũng giảm 13.0% n/n do lực cầu yếu từ thị trường trong nước và xuất khẩu. Chúng tôi cho rằng nhu cầu sẽ tiếp tục yếu trong 2Q23F do các hoạt động xây dựng đang giảm tốc. Việc giá đầu vào giảm mạnh thời gian gần đây sẽ có lợi cho hầu hết các doanh nghiệp sản xuất xi măng. Đối với các doanh nghiệp đầu ngành vẫn còn bị ảnh hưởng bởi nguồn nguyên liệu đầu vào chi phí cao nhưng họ vẫn được kỳ vọng sẽ cải thiện KQKD trong 2Q23F.
Doanh thu 1Q23 của 24 doanh nghiệp thép đã được niêm yết giảm 37.8% n/n, tổng LNST trong 1Q22 chuyển biến tích cực. Mặc dù lợi nhuận dương trở lại chủ yếu là do hoàn nhập dự phòng hàng tồn kho, nhưng áp lực hàng tồn kho chi phí cao được cho là đã giải phóng hoàn toàn. Chúng tôi kỳ vọng biên lợi nhuận tuy thấp nhưng khả quan trong 2Q23F nhờ vào chi phí đầu vào thấp (quặng sắt, than luyện cốc, v.v.) mặc dù giá bán trung bình gần đây giảm. Nhu cầu sẽ tiếp tục yếu trong 2Q23F nhưng cải thiện nhẹ so với 1Q23, đạt mức 6.1 triệu tấn -6% n/n, +10% q/q.
Báo cáo cập nhật KQKD hàng quý nhằm theo dõi xu hướng tăng trưởng KQKD trên thị trường thủy sản. Ngành thủy sản đã xuất khẩu 1.8 tỷ USD (-24.5% n/n và -28.1% q/q) trong 1Q23 do xuất khẩu cá tra và tôm lần lượt giảm -22.9% n/n/ -5.4% q/q và -37.2% n/n/ -36.7% q/q. Doanh thu gộp của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra và tôm niêm yết giảm lần lượt 19.9% n/n và 25.4% n/n. Do hoạt động xuất khẩu thủy sản có thể tiếp tục giảm trong 2Q23, chúng tôi duy trì đánh giá Trung Lập đối với ngành thủy sản.
FMC-Phân tích chuyên sâu [MUA +17%]-Chuỗi giá trị bền vững là then chốt
Thực phẩm Sao Ta lọt Top 3 doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam với giá trị xuất khẩu 217.7 triệu đô (2022). Mặc dù triển vọng ngành tôm năm 2023 của chúng tôi sẽ chậm lại, nhưng chúng tôi tin rằng Thực phẩm Sao Ta có thể tăng 5.8% n/n doanh thu và +16.4% n/n LNST trong năm 2023. Mặt khác, việc nâng công suất và mở rộng hệ thống nuôi trồng sẽ là động lực tăng trưởng dài hạn của chúng tôi. Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với FMC nhờ vào tăng trưởng ổn định, chiến lược bền vững trong dài hạn.
Phân bón-Báo cáo cập nhật-[TRUNG LẬP]-Khó khăn kéo dài
Báo cáo kết quả kinh doanh hàng quý này là báo cáo tóm tắt kết quả kinh doanh của các nhà sản xuất phân bón Việt Nam đã niêm yết. Các doanh nghiệp công bố BCTC quý 1/2013 với kết quả “thất vọng nhưng không bất ngờ” trong đó doanh thu toàn ngành đạt 21.375 tỷ đồng (-17,9% q/q, -29,5% n/n) và LNST toàn ngành đạt 1.375 tỷ đồng (-64,6% q/q, -80,8% n/n). Triển vọng quý 2 có thể sáng sủa hơn nhờ mùa gieo trồng mới tạo điều kiện cho giá bán tăng nhưng mức tăng không đủ để đạt mức giá cao trong quý Q4/22. Chúng tôi duy trì đánh giá Trung lập đối với ngành phân bón Việt Nam
Bất động sản nhà ở-Báo cáo cập nhật-[Trung lập]-Đừng nhìn vào mỗi Vinhomes
Báo cáo lợi nhuận hàng quý này là báo cáo tóm tắt của các doanh nghiệp bất động sản nhà ở dựa trên BCTC. LNST Q1/23 của 27 chủ đầu tư nhà ở niêm yết có doanh thu tăng trưởng 69,2% yoy và LNST tăng trưởng 63% yoy và VHM chính là cứu tinh. Quý 2 có thể hỗn loạn nhưng đầy kỳ vọng với viễn cẩnh phát hành trái phiếu sôi nổi trong bối cảnh các đợt mở bán bất động sản diễn ra ảm đạm và ngày càng nhiều chủ đầu tư trì hoãn thanh toán trái phiếu. Các giải pháp tăng cường gần đây và lời kêu gọi của Thủ tướng để giải quyết các nút thắt cấp phép có thể tạo ra nhiều hy vọng.
Nông nghiệp – Tin vắn – [KHÔNG XẾP HẠNG] – Xuất khẩu gạo giữ đà tăng
Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong tháng 4, tổng giá trị xuất khẩu nông sản đạt hơn 2.1 tỷ USD (-2.9% t/t, +23.8% n/n). Trong tháng 4/2023, gạo đã vượt qua cà phê để trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao nhất với 574 triệu USD (+20% t/t, +110% n/n) và chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp (+5% đpt t/t). Xuất khẩu rau quả tăng 30% n/n trong Q1/2023 nhờ hưởng lợi từ chính sách mở cửa trở lại của Trung Quốc. Xuất khẩu rau quả sang EU và các nước Châu Á cũng tăng trong Q1/2023 svck, giúp ổn định lại doanh số sụt giảm ở thị trường Mỹ do nhu cầu thấp.
HT1-Tin vắn-[KHÔNG XẾP HẠNG]-Thử thách vẫn còn phía trước
Công ty đặt mục tiêu với lợi nhuận là 8,986 tỷ VND và 345 tỷ VND LNTT. Trong 1Q23, HT1 đã lỗ 85.6 tỷ VND trong khi lợi nhuận là 1,691 tỷ VND (-14% y/y). Sự thua lỗ này đến từ việc giá nhập nguyên liệu (than) tăng cao. Ban Giám đốc kì vọng thị trường xi măng sẽ cải thiện trong 2H23 trong khi mà nhu cầu vẫn chỉ đang tăng rất chậm chạp trong 6 tháng đầu năm do bị ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường bất động sản và vốn.
Thủy sản – Phân tích chuyên sâu [TRUNG LẬP] – Thị trường tôm: Nhu cầu giảm trong 2023
Năm 2023, chúng tôi dự báo xuất khẩu tôm năm 2023 sẽ gặp nhiều khó khan. Trong báo cáo, chúng tôi ước tính (1) nguyên nhân xuất khẩu tôm sụt giảm trong 2023 (2) tiềm năng tăng trưởng bền vững của ngành tôm Việt Nam, và (3) vị trí ngành tôm của Việt Nam trên bản đồ thế giới
Thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều biến động mạnh khi chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 trong 2020. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán đã hồi phục mạnh mẽ với mức tăng 60% từ đáy tháng 03/2020 nhờ dòng tiền của các nhà đầu tư trong nước. Chúng tôi dự phóng VNIndex có thể đạt 1,300 điểm trong 2021 nhờ những cơ hội đầy hứa hẹn từ việc dịch chuyển các chuỗi giá trị cao và lợi ích tiềm năng từ các hiệp định FTA như RCEP.
Thị trường chứng khoán Việt Nam có xu hướng đi ngang hoặc giảm nhẹ trong năm bầu cử Mỹ. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán sẽ tăng trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng thống mới, tăng từ 11.8% đến 58.34% trong năm lần gần đây nhất. Dựa trên các chính sách của Biden và số liệu thống kê trong quá khứ, chúng tôi kỳ vọng mô hình này sẽ tiếp tục diễn ra vào năm 2021 và thị trường sẽ có diễn biến tích cực.
Với quan điểm tích cực, chúng tôi kỳ vọng COVID-19 sẽ đạt đỉnh trong 3Q20. Về mặt kinh tế, trong ba kịch bản của chúng tôi, Việt Nam sẽ quay lại mức đỉnh trước dịch trong nửa cuối năm do tiêu dùng nội địa, dòng vốn FDI và thương mại quốc tế sẽ sớm quay trở lại. Giả định bức tranh kinh tế tốt hơn trong nửa cuối, chúng tôi cho rằng thị trường chứng khoán đang mang lại nhiều cơ hội giá trị cho nhà đầu tư.
Covid-2019 bùng phát tại đối tác quan trọng nhất của Việt Nam
Mất khoảng hai tuần từ khi dịch bùng phát để số ca nhiễm bệnh mới đạt đỉnh ở Trung Quốc vào cuối tháng Một và đầu tháng Hai. Do đó, dịch bệnh ở Hàn Quốc có thể sẽ có diễn biến tương tự. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng rằng bài học từ Trung Quốc sẽ giúp Hàn Quốc ngăn chặn sự lây lan nhanh hơn, có thể vào đầu tháng Ba.
Tăng trưởng thương mại đạt mức thấp nhất 3 năm trong quý 4 2019
Tăng trưởng GDP thực giảm tốc trong quý 4 2019. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, GDP thực của Việt Nam trong quý 4 2019 đạt mức 1,214 nghìn tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 6.97% n/n, thấp hơn 34 điểm cơ bản so với tăng trưởng trong quý 3. Trong khi đó, tính cả năm 2019, GDP thực tăng trưởng 7.02% n/n, cao hơn 22 điểm so với mục tiêu 6.8% được đặt ra từ Chính phủ, cụ thể trong Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ.