Chứng quyền có đảm bảo 23-27/10: Thanh khoản giữ nhịp đi lên
Hoạt động giao dịch tuy có sự gia tăng về thanh khoản nhưng mức độ tập trung cao khi phần lớn giao dịch chỉ tập trung trên một số chứng quyền có tài sản đảm bảo nhất định. Bên cạnh đó, mặc dù áp lực bán từ khối ngoại đã thu hẹp nhưng vẫn ghi nhận tuần bán ròng thứ 7 liên tiếp. Nhìn chung, thị trường đã có sự cải thiện so với tuần trước, tuy nhiên áp lực điều chỉnh từ thị trường cơ sở vẫn đang tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường chứng quyền trong nước.
Chứng quyền có đảm bảo 16-20/10: Hoạt động giao dịch phục hồi trở lại
Hoạt động giao dịch lan rộng trên các chứng quyền có tài sản đảm bảo khác nhau. Đây là tín hiệu tích cực cho thị trường chứng quyền trong thời gian tới. Tuy nhiên, áp lực điều chỉnh từ thị trường cơ sở đang ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng quyền.
Chứng quyền có đảm bảo 02-06/10: Hoạt động giao dịch chững lại
Hoạt động giao dịch trong nước và từ nước ngoài đều chậm lại trên thị trường chứng quyền. Bên cạnh đó, thị trường cơ sở vẫn đang trong nhịp điều chỉnh và không thể phục hồi trong ngắn hạn. Do vậy, thị trường chứng quyền sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực trong thời gian tới.
Chứng quyền có đảm bảo 18-22/09: Hoạt động giao dịch vẫn sôi động
Áp lực bán đã sụt giảm đáng kể trong tuần trước và trải đều trên hầu hết các chứng quyền có tài sản cơ sở khác nhau. Tuy nhiên, lực cầu vẫn neo ở mức cao cùng với sự tích cực từ thị trường cở sở được kỳ vọng sẽ tạo nên những ảnh hưởng tích cực cho thị trường chứng quyền trong thời gian tới.
Chứng quyền có đảm bảo 11-15/09: Thanh khoản giữ đà tăng
Áp lực bán trở lại mạnh mẽ trong tuần trước và trải đều trên hầu hết các chứng quyền có tài sản cơ sở khác nhau. Tuy nhiên, lực cầu vẫn neo ở mức cao cùng với sự tích cực từ thị trường cở sở được kỳ vọng sẽ tạo nên những ảnh hưởng tích cực cho thị trường chứng quyền trong thời gian tới.
Chứng quyền có đảm bảo 04-08/09: Sự sôi động trở lại của thị trường CW
Tuy áp lực bán đã quay trở lại tuy nhiên lực cầu vẫn duy trì ở mức cao và hoạt động giao dịch được trải đều trên các chứng quyền có tài sản đảm bảo khác nhau. Cùng với đó, sự tích cực từ thị trường cơ sở cũng được kỳ vọng sẽ mang đến những ảnh hưởng tích cực cho thị trường chứng quyền trong thời gian tới.
Chứng quyền có đảm bảo 28-31/08: Lực cầu khối ngoại trở lại mạnh mẽ
Hoạt động giao dịch tiếp tục được trải đều trên các chứng quyền có tài sản đảm bảo khác nhau cùng với lực cầu khối ngoại đã trở lại. Đây là tín hiệu tích cực cho thị trường chứng quyền trong thời gian tới.
Thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều biến động mạnh khi chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 trong 2020. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán đã hồi phục mạnh mẽ với mức tăng 60% từ đáy tháng 03/2020 nhờ dòng tiền của các nhà đầu tư trong nước. Chúng tôi dự phóng VNIndex có thể đạt 1,300 điểm trong 2021 nhờ những cơ hội đầy hứa hẹn từ việc dịch chuyển các chuỗi giá trị cao và lợi ích tiềm năng từ các hiệp định FTA như RCEP.
Thị trường chứng khoán Việt Nam có xu hướng đi ngang hoặc giảm nhẹ trong năm bầu cử Mỹ. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán sẽ tăng trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng thống mới, tăng từ 11.8% đến 58.34% trong năm lần gần đây nhất. Dựa trên các chính sách của Biden và số liệu thống kê trong quá khứ, chúng tôi kỳ vọng mô hình này sẽ tiếp tục diễn ra vào năm 2021 và thị trường sẽ có diễn biến tích cực.
Với quan điểm tích cực, chúng tôi kỳ vọng COVID-19 sẽ đạt đỉnh trong 3Q20. Về mặt kinh tế, trong ba kịch bản của chúng tôi, Việt Nam sẽ quay lại mức đỉnh trước dịch trong nửa cuối năm do tiêu dùng nội địa, dòng vốn FDI và thương mại quốc tế sẽ sớm quay trở lại. Giả định bức tranh kinh tế tốt hơn trong nửa cuối, chúng tôi cho rằng thị trường chứng khoán đang mang lại nhiều cơ hội giá trị cho nhà đầu tư.
Covid-2019 bùng phát tại đối tác quan trọng nhất của Việt Nam
Mất khoảng hai tuần từ khi dịch bùng phát để số ca nhiễm bệnh mới đạt đỉnh ở Trung Quốc vào cuối tháng Một và đầu tháng Hai. Do đó, dịch bệnh ở Hàn Quốc có thể sẽ có diễn biến tương tự. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng rằng bài học từ Trung Quốc sẽ giúp Hàn Quốc ngăn chặn sự lây lan nhanh hơn, có thể vào đầu tháng Ba.
Tăng trưởng thương mại đạt mức thấp nhất 3 năm trong quý 4 2019
Tăng trưởng GDP thực giảm tốc trong quý 4 2019. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, GDP thực của Việt Nam trong quý 4 2019 đạt mức 1,214 nghìn tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 6.97% n/n, thấp hơn 34 điểm cơ bản so với tăng trưởng trong quý 3. Trong khi đó, tính cả năm 2019, GDP thực tăng trưởng 7.02% n/n, cao hơn 22 điểm so với mục tiêu 6.8% được đặt ra từ Chính phủ, cụ thể trong Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ.