Vào ngày 24 tháng 6, Bình Minh đã tổ chức Đại hội cổ đông 2020. Những điểm chính được đề cập là kế hoạch 2020 và kết quả 5T20. Chúng tôi cho rằng kết quả tích cực của Bình Minh là nhờ chi phí đầu vào thuận lợi và những cải tiến trong mặt quản lý.
Chúng tôi có buổi gặp gỡ trao đổi online với ban lãnh đạo. TCB chia sẻ về kết quả kinh doanh 1Q20 và đánh giá ảnh hưởng dịch COVID-19 tới ngân hàng. Kì vọng NIM năm 2020 sẽ đạt 4.5% - 4.7%
PC1 – Cập nhật 1Q20 [MUA +33.4%] Bất động sản cứu PCC1
PCC1 công bố lợi nhuận sau thuế 1Q20 tăng 5.9% n/n lên 159 tỷ đồng. Kết quả này đến từ việc bàn giao một phần dự án Thanh Xuân giúp bù đắp lại kết quả yếu của mảng sản xuất điện. Chúng tôi tin PCC1 có triển vọng dài hạn tích cực nhờ tăng trưởng mảng sản xuất điện giúp cải thiện chất lượng lợi nhuận.
VGC – Cập nhật 1Q20 [MUA +27.7%] Khu công nghiệp tỏa sáng
Viglacera công bố lợi nhuận sau thuế đi ngang ở mức 159 tỷ đồng bất chấp doanh thu mảng vật liệu giảm 6.0% n/n do ảnh hưởng của COVID-19. Kết quả này đến từ việc mảng khu công nghiệp bàn giao các hợp đồng đã kí trong 2019. Chúng tôi kì vọng Viglacera sẽ hưởng lợi nhờ xu hướng dịch chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc
HT1 – Cập nhật 1Q20 [MUA+22.1%] Lợi nhuận HĐKD tích cực dù sản lượng thu hẹp
Hà Tiên 1 công bố lợi nhuận sau thuế đi ngang ở mức 105 tỷ đồng bất chấp việc sản lượng quý 1 giảm 17.1% n/n. Kết quả tích cực này đến từ việc công ty tăng giá bán ở các khu vực tiêu thụ tốt. Mặc dù két quả 2Q20 sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi COVID-19, Chúng tôi kì vọng Hà Tiên 1 sẽ sớm phục hồi và tăng trưởng mạnh trong 2021. Vì vậy, chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA
TCB – Cập nhật KQKD [MUA +16%] NIM cải thiện bất chấp khó khăn
Thu nhập ngoài lãi tăng vọt, NIM tăng 0.22% qoq. TCB báo cáo tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt hơn 6,000 tỷ đồng và lợi nhuận ròng đạt hơn 2,500 tỷ đồng trong 1Q20. Mặc dù lo ngại về rủi ro tập trung cao nhưng khả năng tối ưu hóa thu nhập trên mỗi khách hàng trong chuỗi giá trị khách hàng bán buôn khiến chúng tôi duy trì khuyến nghị Mua với giá mục tiêu 23,800 đồng.
MBB – Cập nhật KQKD [MUA +64%] Thừa nhận khó khăn trong ngắn hạn
Lợi nhuận sau thuế giảm 8% so với cùng kì. Thu nhập ngoài lãi tăng 25% nhờ chứng khoán đầu tư và phân phối bảo hiểm. Thu hẹp hoạt động kinh doanh rủi ro và tập trung vào các nguồn thu nhập ngoài lãi. Chúng tôi kì vọng tỷ lệ CASA sẽ phục hồi từ 2Q20 khi quyết định “lockdown” được tháo dỡ từ ngày 23/04.
VPB – Cập nhật KQKD [MUA +30%] Kết quả 1Q20 tích cực nhưng phía trước là con đường gian nan
Lợi nhuận 1Q2020 tăng vọt do tăng trưởng tín dụng vượt trội nhưng tiền gửi tăng ít nên phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn liên ngân hàng. COVID-19 thách thức mô hình kinh doanh "high risk high return". Tin tốt khi Chính phủ đã nới lỏng lệnh "lockdown" ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
VCB – Cập nhật KQKD [Nắm giữ] Sẵn sàng cho kịch bản khó khăn nhất
Doanh thu tiếp tục tăng trưởng và lập đỉnh mới với hơn 12,000 tỷ đồng. Các nguồn thu chính gồm thu nhập lãi, thu nhập phí và giao dịch ngoại hối tiếp tục duy trì tăng trưởng tốt. Trích lập dự phòng đầy đủ để sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất. Thị giá cổ phiếu hợp lý phản ánh cho ngân hàng hàng đầu Việt Nam.
Thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều biến động mạnh khi chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 trong 2020. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán đã hồi phục mạnh mẽ với mức tăng 60% từ đáy tháng 03/2020 nhờ dòng tiền của các nhà đầu tư trong nước. Chúng tôi dự phóng VNIndex có thể đạt 1,300 điểm trong 2021 nhờ những cơ hội đầy hứa hẹn từ việc dịch chuyển các chuỗi giá trị cao và lợi ích tiềm năng từ các hiệp định FTA như RCEP.
Thị trường chứng khoán Việt Nam có xu hướng đi ngang hoặc giảm nhẹ trong năm bầu cử Mỹ. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán sẽ tăng trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng thống mới, tăng từ 11.8% đến 58.34% trong năm lần gần đây nhất. Dựa trên các chính sách của Biden và số liệu thống kê trong quá khứ, chúng tôi kỳ vọng mô hình này sẽ tiếp tục diễn ra vào năm 2021 và thị trường sẽ có diễn biến tích cực.
Với quan điểm tích cực, chúng tôi kỳ vọng COVID-19 sẽ đạt đỉnh trong 3Q20. Về mặt kinh tế, trong ba kịch bản của chúng tôi, Việt Nam sẽ quay lại mức đỉnh trước dịch trong nửa cuối năm do tiêu dùng nội địa, dòng vốn FDI và thương mại quốc tế sẽ sớm quay trở lại. Giả định bức tranh kinh tế tốt hơn trong nửa cuối, chúng tôi cho rằng thị trường chứng khoán đang mang lại nhiều cơ hội giá trị cho nhà đầu tư.
Covid-2019 bùng phát tại đối tác quan trọng nhất của Việt Nam
Mất khoảng hai tuần từ khi dịch bùng phát để số ca nhiễm bệnh mới đạt đỉnh ở Trung Quốc vào cuối tháng Một và đầu tháng Hai. Do đó, dịch bệnh ở Hàn Quốc có thể sẽ có diễn biến tương tự. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng rằng bài học từ Trung Quốc sẽ giúp Hàn Quốc ngăn chặn sự lây lan nhanh hơn, có thể vào đầu tháng Ba.
Tăng trưởng thương mại đạt mức thấp nhất 3 năm trong quý 4 2019
Tăng trưởng GDP thực giảm tốc trong quý 4 2019. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, GDP thực của Việt Nam trong quý 4 2019 đạt mức 1,214 nghìn tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 6.97% n/n, thấp hơn 34 điểm cơ bản so với tăng trưởng trong quý 3. Trong khi đó, tính cả năm 2019, GDP thực tăng trưởng 7.02% n/n, cao hơn 22 điểm so với mục tiêu 6.8% được đặt ra từ Chính phủ, cụ thể trong Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ.