CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam
Chứng khoán cơ sở
I. Gửi chứng khoán
Lưu ký chứng khoán là hoạt động nhận ký gửi, bảo quản an toàn, chuyển giao và ghi nhận sở hữu chứng khoán của khách hàng trên hệ thống tài khoản lưu ký nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích liên quan đến chứng khoán của người sở hữu.
Các bước để lưu ký chứng khoán tại KIS:
Quý khách có thể gửi hồ sơ lưu ký theo các cách sau:
Cách 1: Đến trực tiếp trụ sở chính KIS Việt Nam:
Cách 2: Gửi bằng thư bảo đảm về trụ sở chính của KIS Việt Nam:
Biểu mẫu:
♦ Mẫu xác nhận chứng khoán thu thuế TNCN
♦ Phiếu gửi chứng khoán giao dịch (Mẫu 06A/LK)
♦ Phiếu gửi chứng khoán giao dịch (Mẫu 06B/LK) – Trường hợp có điều chỉnh thông tin ngày cấp CMND
II. Rút chứng khoán
Quý khách muốn rút lưu ký từ tài khoản chứng khoán chuyển thành dạng Sổ cổ đông /Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần, khách hàng thực hiện như sau:
Biểu mẫu:
Giấy đề nghị rút chứng khoán (Mẫu 14/LK)
III. Chuyển khoản chứng khoán
Quý khách hàng đã mở Tài khoản chứng khoán tại KIS có nhu cầu chuyển chứng khoán của mình sang tài khoản của mình tại thành viên lưu ký khác, vui lòng thực hiện theo hướng dẫn sau đây:
Phí chuyển khoản: 0.3đ/1 cổ phiếu (Tối đa: 300.000đ)
Biểu mẫu: Hồ sơ chuyển khoản 1 trong 3 loại sau:
Chuyển khoản toàn bộ chứng khoán và đóng tài khoản:
♦ Giấy đề nghị tất toán tài khoản lưu ký – Mẫu 22A/LK (3 bản) – đối với KH cá nhân
♦ Giấy đề nghị tất toán tài khoản lưu ký – Mẫu 22B/LK (3 bản) – đối với KH tổ chức
Chuyển khoản toàn bộ chứng khoán (không đóng tài khoản):
♦ Giấy đề nghị tất toán tài khoản lưu ký – Mẫu 23A/LK (3 bản) – đối với KH cá nhân
♦ Giấy đề nghị tất toán tài khoản lưu ký – Mẫu 23B/LK (3 bản) – đối với KH tổ chức
Chuyển khoản 1 phần chứng khoán:
♦ Giấy đề nghị chuyển khoản một phần chứng khoán – Mẫu 24A/LK (3 bản) – đối với KH cá nhân
♦ Giấy đề nghị chuyển khoản một phần chứng khoán – Mẫu 24B/LK (3 bản) – đối với KH tổ chức
IV. Phong tỏa, giải tỏa cổ phiếu
1. Phong tỏa/giải tỏa chứng khoán theo yêu cầu của nhà đầu tư
HỒ SƠ PHONG TỎA
Trường hợp khách hàng thế chấp tài sản trong tài khoản chứng khoán để cầm cố tại các tổ chức tín dụng, theo yêu cầu của tổ chức tín dụng, KIS sẽ xác nhận phong tỏa chứng khoán tại KIS và đồng thời làm thủ tục phong tỏa chứng khoán của khách hàng tại Trung tâm lưu ký Việt Nam (VSD).
Hồ sơ ngân hàng phải chuẩn bị:
♦ Giấy đề nghị phong tỏa chứng khoán làm tài sản đảm bảo khoản vay – Mẫu 29/LK (3 bản)
♦ Hợp đồng cầm cố/thế chấp ( 1 bản) – công chứng
♦ Giấy đề nghị phong tỏa (3 bản) – Ngân hàng lập
♦ Ủy quyền ký giấy tờ (nếu có) – công chứng
Sau khi xác nhận phong tỏa, số chứng khoán thế chấp sẽ không được phép giao dịch cho đến khi có văn bản giải tỏa của tổ chức tín dụng và được VSD xác nhận.
HỒ SƠ GIẢI TỎA
Hồ sơ ngân hàng phải chuẩn bị:
♦ Bảng kê chứng khoán đề nghị giải tỏa – Mẫu 33/LK (3 bản)
♦ Thông bảo giải tỏa – NH lập (3 bản)
♦ Ủy quyền ký giấy tờ (nếu có) – công chứng
2. Phong tỏa/cầm cố chứng khoán có đăng ký biện pháp đảm bảo
HỒ SƠ PHONG TỎA
Trường hợp khách hàng thế chấp tài sản trong tài khoản chứng khoán để cầm cố tại các tổ chức tín dụng, theo yêu cầu của tổ chức tín dụng có nhu cầu đăng ký biện pháp đảm bảo, KIS sẽ xác nhận phong tỏa chứng khoán tại KIS và đồng thời làm thủ tục phong tỏa có đăng ký biện pháp đảm bảo tại Trung tâm lưu ký Việt Nam (VSD).
Hồ sơ ngân hàng phải chuẩn bị:
♦ Giấy đề nghị phong tỏa chứng khoán của bên đảm bảo (Mẫu 02/BĐ) 3 bản
♦ Phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp đảm bảo (Mẫu số 52) 3 bản
♦ Bảng kê chứng khoán đề nghị đăng ký biện pháp đảm bảo (Mẫu số 53) 3 bản
♦ Hợp đồng cầm cố/thế chấp ( 1 bản) – công chứng
♦ Giấy đề nghị phong tỏa (3 bản) – Ngân hàng lập
♦ Ủy quyền ký giấy tờ (nếu có) – công chứng
Sau khi xác nhận phong tỏa có đăng ký biện pháp đảm bảo, số chứng khoán thế chấp sẽ không được phép giao dịch cho đến khi có văn bản giải tỏa của tổ chức tín dụng và được VSD xác nhận.
HỒ SƠ GIẢI TỎA
Hồ sơ ngân hàng phải chuẩn bị:
♦ Phiếu yêu cầu xóa đăng ký BPĐB theo thỏa thuận 2 bên (Mẫu số 56) 3 bản
♦ Bảng kê chứng khoán đề nghị xóa đăng ký BPĐB theo thỏa thuận của 2 bên (Mẫu số 57) 3 bản
♦ Thông bảo giải tỏa – NH lập (3 bản)
♦ Ủy quyền ký giấy tờ (nếu có) – công chứng
V. Cho, biếu, tặng chứng khoán - Thừa kế chứng khoán
1. Cho, biếu, tặng chứng khoán
Hồ sơ chuyển quyền sở hữu do cho, biếu, tặng chứng khoán bao gồm:
♦ Văn bản của KIS đề nghị xử lý hồ sơ
♦ Giấy đề nghị chuyển quyền sở hữu ( 1 trong 3 mẫu 16ALK, 16BLK, 16CLK)
♦ Bản sao hợp lệ Hợp đồng cho, biếu, tặng chứng khoán có xác nhận của cơ quan công chứng
♦ Bản sao các tài liệu chứng minh đã nộp thuế thu nhập cá nhân từ được cho, biếu, tặng chứng khoán (trường hợp bên nhận là cá nhân) theo quy định Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ trường Bộ tài chính và Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ trưởng Bộ tài chính (Tờ khai/ Thông báo nộp thuế thu nhập cá nhân có xác nhận của cơ quan thuế và văn bản xác nhận đã nộp tiền vào ngân sách nhà nước)
♦ Yêu cầu chuyển khoản chứng khoán và Văn bản của KIS gửi VSD xác nhận về số dư chứng khoán lưu ký bên chuyển quyền sở hữu và cam kết phong tỏa trong quá trình làm thủ tục chuyển quyền sở hữu
♦ Tài liệu chứng minh việc đã thực hiện công bố thông tin theo quy định đối với các đối tượng phải thực hiện công bố thông tin khi chuyển nhượng chứng khoán theo quy định của Luật Chứng khoán
♦ Các tài liệu, giấy tờ liên quan khác (nếu có)
2. Thủ tục thừa kế chứng khoán
Hồ sơ chuyển quyền sở hữu do thừa kế gồm:
♦ Văn bản đề nghị chuyển quyền sở hữu chứng khoán của người nhận thừa kế hoặc đại diện những người nhận thừa kế (Mẫu 16B/ĐKCK) kèm theo bản sao giấy tờ thể hiện thông tin nhận diện của bên nhận thừa kế và bản sao hợp lệ Giấy chứng tử của bên để lại tài sản thừa kế.
♦ Bản sao các tài liệu chứng minh đã nộp thuế thu nhập cá nhân từ thừa kế (trường hợp bên nhận thừa kế là cá nhân) theo quy định Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính và Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (Tờ khai/Thông báo nộp thuế thu nhập cá nhân có xác nhận của cơ quan thuế và văn bản xác nhận đã nộp tiền vào ngân sách nhà nước).
Trường hợp thừa kế theo di chúc:
♦ Bản sao hợp lệ Di chúc hợp pháp theo quy định của pháp luật, Văn bản khai nhận hoặc từ chối nhận di sản của những người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc;
♦ Bản sao hợp lệ văn bản phân chia tài sản thừa kế trong trường hợp di chúc không ghi rõ số lượng chứng khoán.
Trường hợp thừa kế theo pháp luật:
♦ Bản tường trình của người nhận thừa kế về các mối quan hệ nhân thân của người để lại thừa kế, trong đó liệt kê đầy đủ thông tin về hàng thừa kế của người để lại thừa kế (vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi…) và cam kết về tính chính xác của các thông tin kê khai trong bản tường trình, đồng thời chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu có phát sinh tranh chấp;
♦ Bản sao hợp lệ văn bản thỏa thuận về việc phân chia di sản thừa kế (trường hợp có nhiều người trong diện được nhận thừa kế)/văn bản khai nhận di sản thừa kế (trường hợp chỉ có một người trong diện được nhận thừa kế) có xác nhận của cơ quan công chứng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
♦ Bản sao hợp lệ văn bản từ chối nhận di sản thừa kế (trường hợp người nằm trong diện thừa kế từ chối nhận di sản thừa kế)/văn bản ủy quyền đứng tên sở hữu quản lý di sản thừa kế (trường hợp những người nằm trong diện thừa kế ủy quyền cho người khác) có xác nhận của cơ quan công chứng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
♦ Yêu cầu chuyển khoản chứng khoán theo Mẫu 22/LK Quy chế hoạt động lưu ký chứng khoán do Tổng Giám đốc VSD ban hành (03 liên) và Văn bản của TVLK nơi bên để lại thừa kế mở tài khoản gửi VSD xác nhận về số dư chứng khoán lưu ký và cam kết phong tỏa trong quá trình làm thủ tục chuyển quyền sở hữu (trường hợp chứng khoán đã lưu ký).
♦ Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
VI. Chào mua công khai
KIS cung cấp cho khách hàng dịch vụ chào mua công khai. Khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ nhân viên dịch vụ KIS để biết thông tin chi tiết.