Dầu chạm mức thấp nhất 3 tháng
Giá dầu đã giảm hơn mới trong ngày giao dịch đầu tuần, với dầu Brent chạm mức thấp nhất 3 tháng, do các cảng Libya mở cửa trở lại và các thương nhân đã nhìn thấy nguồn cung tiềm năng của Nga và các nhà sản xuất khác.
Giá dầu thô Brent kỳ hạn giảm 3,49 USD xuống 71,84 USD/thùng, giảm 4,63%, trong khi dầu thô WTI kỳ hạn tại Mỹ giảm 2,95 USD xuống còn 68,06 USD/thùng, giảm 4,15%.Giá dầu Brent đã xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 4 là 71,52 USD trong phiên giao dich.
Giá giảm đã bù lại mức tăng vào cuối tuần trước khi nguồn cung cấp bị gián đoạn ở Libya, tranh chấp lao động ở Na Uy và tình trạng bất ổn ở Iraq.
Nga và các nhà sản xuất dầu khác có thể tăng sản lượng thêm 1 triệu thùng mỗi ngày hoặc hơn nữa nếu thị trường thiếu hụt, theo Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak.
Ngoài ra, việc Mỹ thông báo có thể khai thác kho dự trữ dầu mỏ chiến lược của mình, sẽ bổ xung thêm nguồn cung cấp cho thị trường.
Những lo ngại về tăng trưởng GDP quý 2 của Trung Quốc cũng tác động tiêu cực tới giá dầu. Kinh tế tăng trưởng chậm lại, tăng trưởng sản xuất nhà máy xuống mức thấp nhất 2 năm trong tháng 6 là dấu hiệu đáng lo ngại cho đầu tư và xuất khẩu.
Vàng giảm nhẹ
Giá vàng giảm nhẹ trong ngày giao dịch đầu tuần do nhu cầu yếu ở các khu vực tiêu thụ hàng đầu Trung Quốc và Ấn Độ và kỳ vọng lãi suất cao hơn của Mỹ, mặc dù USD mất giá.
Giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống mức 1.239,11 USD/ounce lúc 17:33 GMT.
Giá vàng kỳ hạn của Mỹ giao tháng 8 đã giảm 1,5 USD, tương đương 0,1%, xuống mức 1,239,70 USD/ounce.
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại trong quý II do những nỗ lực giảm nợ của Bắc Kinh, trong khi tăng trưởng sản lượng nhà máy tháng 6 chạm xuống mức thấp nhất trong hai năm.
Nhập khẩu vàng của Ấn Độ giảm liên tiếp trong 6 tháng đầu năm, xuống còn 44 tấn trong tháng 6 do đồng rupee giảm giá đã nâng giá vàng trong nước lên mức cao nhất trong gần 21 tháng, làm giảm nhu cầu.
Giá bạc giảm 0,1% chốt phiên ở mức 15,77 USD/ounce. Giá bạch kim giảm 0,2% xuống mức 824.10 USD/ ounce. Giá palladium giảm 2,2% xuống còn 916.47 USD/oz, trước đó giảm xuống còn 914.75, mức thấp nhất kể từ ngày 9/4/2018.
Đậu tương hồi phục khỏi mức thấp nhất 10 năm
Giá đậu tương kỳ hạn tại Chicago chốt phiên đã hồi phục khỏi mức thấp nhất 1 thập kỷ đạt được vào đầu phiên do lo ngại cuộc chiến thương mại Mỹ Trung sẽ làm giảm nhu cầu tiêu thụ trên thị trường hạt có dầu.Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) giảm dự báo xuất khẩu đậu tương Mỹ năm 2018/19 thêm 250 triệu bushel và dự báo dự trữ cuối vụ đạt mức cao kỷ lục.
Giá đậu tương kỳ hạn tháng 11 tại Chicago chốt ngày tăng 1,4% lên 8,45-3/4 USD/bushel, sau khi chạm mức thấp 8,26-1/4 USD/bushel vào đầu phiên.Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc trong tháng 6 đã tăng 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái do người mua tăng cường mua hàng của Brazil.
Cao su Malaysia tăng cao
Thị trường cao su Malaysia tăng cao vào lúc đóng cửa do nhu cầu tiêu thụ tăng lên khi các thương gia tin tưởng rằng các nhà máy chế tạo găng tay y tế địa phương sẽ được hưởng từ tranh chấp thương mại Mỹ, Trung.
Cuộc chiến thương mại có thể sẽ có lợi cho các nhà máy chế tạo găng tay cao su nếu các nhà nhập khẩu sử dụng các sản phẩm địa phương thay thế các sản phẩm của Trung Quốc trên thị trường Mỹ. Thị trường Mỹ hiện tiêu thụ khoảng 30% găng tay y tế của thế giới.
Giá cao su làm lốp xe SMR 20 đóng cửa tăng 4,5 sen lên 527,5 sen/kg, trong khi mủ latex tăng 6,5 sen lên 418,5 sen/kg.
Từ ngày 16/07/2018, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng tạm thời
các biện pháp chống bán phá giá đối với cao su nitrile từ Hàn Quốc và Nhật Bản.
Mức thuế sẽ từ 12% đến 37,3% đối với hàng nhập khẩu cao su từ Hàn Quốc và mức thuế từ 18,1% đến 56,4% sẽ áp đối với sản phẩm từ Nhật Bản. Các nhà xuất khẩu Nhật Bản bị áp thuế là Zeon Corp và JSR Corp. Các nhà xuất khẩu Hàn Quốc là Kumho Petro và LG Chem.
Luật thuế 232 đẩy giá thép Mỹ tăng cao
Giá thép của Mỹ hiện đang tăng nhanh do Mỹ áp đặt mức thuế 25% đối với sản phẩm thép nhập khẩu, hoạt động đầu cơ thép đã đẩy giá tăng cao hơn, và các ngành công nghiệp Mỹ gặp khó khăn trong năm 2018. Mức thuế cao của Mỹ đã làm tổn thương các nước xuất khẩu và phá hủy phân công lao động quốc tế; trong khi đó, các biện pháp thương mại này cũng làm suy giảm hiệu quả hoạt động trong các ngành công nghiệp hạ nguồn của Mỹ và làm giảm lợi thế cạnh tranh của thị trường.
Giá vật liệu xây dựng đường bộ và xây dựng tăng mạnh trong tháng 6 do thuế nhập khẩu và một số nhà thầu xây dựng phải chịu chi phí sản xuất cao hơn. Nhà kinh tế học chính của AGC giải thích rằng nhiều dự án xây dựng có nguy cơ giảm lợi nhuận hoặc hoãn dự án bởi vì hầu hết giá vật liệu xây dựng đã tăng mạnh trong vài tháng qua. Thuế thép và các biện pháp thương mại của Mỹ sẽ tiếp tục đẩy tăng chi phí sản xuất.
Nhập khẩu thép của Mỹ đạt khoảng 2,9 triệu trong tháng 6/2018, giảm 3,7% so với 3 triệu tấn trong tháng 5/2018. Trong số đó, Hàn Quốc cung cấp các sản phẩm thép thành phẩm nhiều nhất với 21.000 tấn, tăng 80% so với tháng trước; Nhật Bản bán 13.000 tấn, tăng 11% so với tháng trước; Đài Loan tăng 32% so với tháng trước, đạt 10.000 tấn. Trong 5 tháng đầu năm nay, Hàn Quốc là nước cung cấp chính với tổng số tiền 1,7 triệu tấn, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là Nhật Bản với khoảng 74.000 tấn, giảm 7% so với năm trước; Đức với khoảng 65.000 tấn, tăng 9% so với cùng kỳ.