– Ông có bình luận gì về giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian gần đây. Có một thực tế là khối ngoại mua ròng trong những phiên đỏ sàn và bán ròng trong phiên thị trường tăng điểm?
Thật ra thuần túy, trong ngắn hạn chưa nói được trong tổng thể được, nhà đầu tư nước ngoài có nhiều chủ thể, đưa ra phán đoán và nhận xét nguyên nhân là thời gian quá ngắn. Theo quan điểm của tôi, nhà đầu tư nước ngoài đang có xu hướng kỳ vọng thị trường trong thời gian tới, họ đang thận trọng, động thái cho thấy họ không bi quan quá nhiều. Các giao dịch vừa qua của khối ngoại đơn thuần chỉ là thăm dò cổ phiếu, họ tin tưởng vào tương lai sáng sủa hơn của thị trường chứng khoán Việt Nam, trading giảm giá vốn của nđt nc ngoài. Kết luận sơ bộ
– Theo ông, điều này có chịu sự ảnh hưởng của sự gia tăng căng thẳng thương mại giữa Trung quốc – Mỹ và các nước khác trên thế giới?
Cần xác định rõ, Chính phủ Trung Quốc không bán tháo trái phiếu Chính phủ Mỹ, với số lượng trái phiếu bán ra trong thời gian qua chỉ chiếm chưa đến 1% số trái phiếu Chính phủ Mỹ mà họ đang nắm giữ.
Theo tôi, động thái bán bớt này của Trung Quốc là tín hiệu của Trung Quốc muốn gửi đến chính quyền Mỹ. Họ muốn đưa ra cảnh báo rằng, chúng tôi luôn theo dõi hoạt động của Mỹ và sẵn sàng có hành động đáp trả nếu Mỹ đưa ra động thái quá ép trung quốc.
Các nhà đầu tư nước ngoài đang thận trọng hơn trong 3-4 tháng nay, kể trong trường hợp thị trường đi lên, nhà đầu tư tham gia rất ít, thậm chí họ còn bán ròng, trong 3-4 tháng qua nhà đầu tư bán ròng chứ không mua ròng.
Mức độ bi quan của họ không có, bởi không có bán ròng mạnh mẽ, rút ra ồ ạt. Theo tôi có thể diễn giải vấn đề này là do nhà đầu tư nước ngoài thận trọng tình hình thế giới bất ổn, trong khi đó, câu chuyện kinh tế Việt Nam là câu chuyện riêng. Kinh tế Việt Nam được đánh giá rất tốt, quan điểm của họ tạm dừng giải ngân, để có thời gian quan sát, tìm cơ hội, tốt hơn thì họ sẽ tham gia đầu tư.
– NHNN đã phát tín hiệu thắt chặt chính sách tiền tệ. Thị trường chứng khoán, vốn có mối quan hệ chặt chẽ với cung tiền liệu có gặp khó trong quý cuối năm nay, thưa ông?
Về bản chất, không chỉ NHNN, nhiều ngân hàng quốc gia khác trên thế giới đang giảm nới lỏng chính sách tiền tệ, có thể kể đến như Indonesia, philippines thay vào đó có dấu hiệu tăng lãi suất điều hành, tín hiệu giảm cung tín dụng so với định hướng đầu năm.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã cho biết tín dụng cả năm tăng dưới 17%, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ tín dụng bất động sản, chứng khoán.
Chính phủ nêu rõ, định hướng tiếp tục củng cố nền tảng vĩ mô, kiểm soát lạm phát, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thị trường đã định hướng này suốt 3 tháng qua, phản ánh rõ thị trường chứng khoán, khi thị trương không đi lên. Tính từ đầu năm 1/1/2018, khi đó thị trường đạt mốc 980 điểm tính đến nay thị trường chỉ giảm nhẹ 3%.
– Ông đánh giá về thị trường chứng khoán từ nay tới cuối năm?
Theo tôi, vùng điểm của thị trường có thể vượt mốc 1000 điểm, đạt vùng điểm 1020 điểm. Nhưng để vượt qua mốc 1000 điểm là rất khó, nếu được sẽ phải diễn ra trường kỳ, khá “mệt mỏi”, đan xen sẽ là các nhịp điều chỉnh.
Trong hai tuần vừa rồi thị trường đã tỏ ra có phần lạc quan trong ngắn hạn, nhưng thực tế với dòng tiền, và các yếu tố đã phân tích thị trường không đi lên mạnh mẽ.
Từ nay đến cuối năm, theo tôi thị trường sẽ khó về đáy 880 điểm mà thay vào đó sẽ đi ngang khá nhàm chán với biên hẹp 930-1000 điểm.
– Xin cảm ơn ông!