SBS cho rằng nhận định này dựa trên thực tế:
(i) NHNN tiếp tục giữ vững tiêu chí thắt chặt tiền tệ mà chúng tôi tin rằng NHNN hiện đang chọn đúng hướng đi.
(ii) Áp lực từ nhóm lương thực không quá lớn (có xu hướng giảm so với tháng 6 đối với khu vực phía bắc), giữ ở mức trung bình 1.95% trong 2 tháng qua so với 3.1% trong Q2,2011.
(iii) Bên cạnh nhóm lương thực, các nhóm chiếm tỷ lệ lớn trong gió tính CPI đi ngang, đa phần có xu hướng giảm (Vận tải +0.26% MoM, Tháng 6 +0.37%), nhà ở và vật liệu xây dựng (+0.36% MoM, Tháng 6: +0.56%) và hàng gia dụng (+0.61% MoM, Tháng 6: +0.76%).
Xu hướng giảm chững lại
Chỉ số tiêu dùng tháng 7 vừa được công bố tăng 1.17% so với tháng trước (tháng 6: +1.09%), phá vỡ xu hướng giảm trong các tháng qua. Con số lạm phát của Việt Nam hiện đang đứng ở mức 22.16% và có khả năng sẽ còn tăng trong 1 tới 2 tháng tới trước khi giảm xuống vào qu{ 4. Đã có nhiều kz vọng về lạm phát tháng 7 giảm dưới xuống dưới mức 1%. Tuy nhiên đa số mọi người đều tỏ ra hơi quá lạc quan về tầm ảnh hưởng từ nhóm ngành lương thực, thực phẩm; thành phần chiếm tỷ lệ lớn trong giỏ tính CPI của Việt Nam.
Lương thực, thực phẩm vẫn là gánh nặng của lạm phát
Thành phần chủ yếu ảnh hưởng đến lạm phát trong tháng 7 vẫn là nhóm lương thực và thực phẩm (+2.12% MoM, trong khi tháng6: +1.79%). Chia nhỏ nhóm này theo từng khu vực dân cư, chúng tôi nhận thấy ảnh hưởng lớn nhất là từ khu vực phía bắc khi trong vòng 2 tháng vừa qua, lạm phát hầu như đã vượt rào các chỉ số lượng thực, khiến CPI tháng 7 tăng mạnh.
Vài tuần qua, nhiều nguồn tin cho rằng giá lương thực Trung Quốc đang tăng mạnh đã ảnh hưởng đến Việt Nam, cụ thể là khu vực miền bắc. Mặc dù, khó để có thể tính được con số chính xác đánh giá về việc giá cả tăng cao tại Trung Quốc ảnh hưởng tới khu vực phía bắc, nhưng chúng tôi tin là có sự ảnh hưởng không nhỏ về địa lý kinh tế, giao thương vùng ven giữa 2 nước cũng như cấu trúc của thị trường nội địa. Điều có thể khẳng định là Trung Quốc hiện tại cũng đang phải trải qua hoàn cảnh tương tự như Việt Nam, trong đó có xu hướng tăng cao của giá lương thực, thực phẩm (thành phần chiếm tỷ lệ trên 30% trong giỏ tính CPI của Trung Quốc). Nhóm ngành này tăng mạnh trong tháng 6 tại Trung Quốc (+14.4% YoY, Tháng 5: +11.7%) trong khi lạm phát của Trung Quốc cũng tăng 5.5% trong tháng 5, tương đương với 6.4% so với cùng kz năm trước.