Từ môi giới đến hợp tác đầu tư
CTCP BĐS NetLand (tiền thân là CTCP Dịch vụ Thông tin BĐS NetLand) có vốn điều lệ ban đầu ở thời điểm thành lập năm 2014 là 1,9 tỷ đồng. Giai đoạn đầu hoạt động, công ty tập trung kết nối thông tin thị trường BĐS, chủ yếu giữa các đơn vị môi giới và chủ đầu tư. Những thương vụ đầu tiên là các hoạt động môi giới trực tiếp sản phẩm đến tay khách hàng, đã tạo tiền đề NetLand dần lấn sân sang lĩnh vực hợp tác đầu tư kinh doanh.
Trong danh mục các dự án hợp tác đầu tư, NetLand đang phát triển các dự án nhà cao tầng ở khu Đông TPHCM; dự án khu dân cư tại Đồng Nai diện tích hơn 13ha; dự án khu cao tầng Barya City, khu thương mại tại quận 8 (TPHCM); các dự án khu đô thị thấp tầng (nhà ở) ở những khu vực ven biển, như Bình Thuận (dự án khu resort và biệt thự tại Phan Thiết), dự án 26ha tại Mũi Né, Bà Rịa-Vũng Tàu, Nha Trang; các dự án phân lô bán nền 20ha tại Long An, khu dân cư 21ha tại huyện Bình Chánh… Hiện công ty cũng đang thực thi chiến lược M&A để tiếp tục mở rộng quỹ đất và các dự án.
Nhờ vào việc đầu tư thành công một số dự án nói trên, đã tạo nền tảng cho NetLand từng bước mở rộng doanh mục trên thị trường BĐS. Theo đó, tháng 8-2017, NetLand mua lại 95% cổ phần của CTCP BĐS Danh khôi, thương vụ này đã giúp NetLand có được hệ thống bán hàng của Danh Khôi – một trong những hệ thống bán hàng lớn hiện nay trên thị trường BĐS.
Bắt tay với đối tác ngoại
Để thực hiện chiến lược phát triển mới, NetLand đã bắt tay đàm phán hợp tác với các đối tác Nhật Bản, Singapore và Hồng Công. Ông Lê Thống Nhất, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc NetLand, cho biết các nhà đầu tư Nhật Bản và Hồng Công đang mong muốn hợp tác chiến lược cùng NetLand để phát triển các dự án ở khu Đông TPHCM và kế hoạch đang được các bên cân nhắc.
Đặc biệt, nhà đầu tư Sanei Architecture Planning Co,Ltd – tập đoàn đa ngành với cốt lõi BĐS và xây dựng của Nhật Bản – đang đồng hành cùng NetLand. Với tư cách cổ đông chiến lược, nên ngay từ bây giờ Sanei đã hợp tác cùng NetLand với cam kết cho vay một khoản tiền. Được biết, khoản vay của Sanei dành cho NetLand trong tương lai có thể được tính toán quy đổi thành cổ phần góp vốn. Và nếu điều kiện thuận lợi, NetLand sẽ chính thức trình đại hội cổ đông thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ và có nhu cầu huy động vốn để phát triển mạnh mẽ hơn nữa các dự án.
Thực tế, với lợi thế là nhà phát triển dự án, có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực BĐS, đặc biệt có hệ thống kinh doanh bán hàng rất lớn hiện nay, NetLand đang được rất nhiều nhà đầu tư ngoại lựa chọn làm đối tác chiến lược để đồng hành cùng phát triển và phân phối dự án BĐS trên địa bàn TPHCM, cũng như các tỉnh thành khác trên cả nước. Ngoài ra, NetLand đang có quỹ đất lớn từ các dự án công ty đã và đang hoàn tất thủ tục M&A trong năm 2018. Bên cạnh đó, các yếu tố tương đồng về quan điểm, triết lý kinh doanh, vận hành và văn hóa doanh nghiệp cũng đưa các đối tác và NetLand xích lại gần nhau hơn.
Năm 2017, lợi nhuận hợp nhất sau thuế của NetLand đạt 33 tỷ đồng. Năm 2018 NetLand đặt mục tiêu đạt lợi nhuận hợp nhất sau thuế 70 tỷ đồng. Nguồn thu chính đóng góp vào lợi nhuận hợp nhất đến từ các dự án Queen Pearl (đang giai đoạn mở rộng), dự án Hoborizon Nha Trang (chưa bao gồm lợi nhuận đến từ hoạt động môi giới). Song đến thời điểm này, NetLand cho biết đã gần như hoàn thành mục tiêu lợi nhuận của cả năm và đang tập trung triển khai dự án để tìm kiếm lợi nhuận cho 2019 và các năm tiếp theo.