Theo đó, thông tin được Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) đưa ra đó là doanh nghiệp Trung Quốc có xu hướng đầu tư vào ngành gỗ ở Việt Nam, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung chưa có dấu hiệu “giảm nhiệt”.
Trong 3 năm trở lại đây, thị trường Việt Nam ghi nhận xu hướng chuyển dịch đầu tư sang Việt Nam của doanh nghiệp chế biến gỗ Trung Quốc, nhằm tận dụng hiệp định thương mại giữa Việt Nam và các thị trường khác, trong đó đặc biệt phải kể đến thị trường Mỹ.
Mặc dù chưa có con số thống kê chi tiết, tuy nhiên tại Bình Dương, trong khoảng 600 doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế biến gỗ thì có tới 1/3 là doanh nghiệp Trung Quốc và Đài Loan.
Xu hướng dịch chuyển này có phần dễ hiểu, khi sản phẩm gỗ có nguồn gốc Trung Quốc đang bị Mỹ áo thuế chống bán phá giá rất cao. Trong khi đó, thị trường với quy mô 30 tỷ USD/năm của Mỹ, sản phẩm gỗ nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc vẫn là chủ đạo.
Ngoài ra, việc dịch chuyển sang Việt Nam – vốn được coi là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ lớn nhất tại khu vực ASEAn sẽ là một trong những cách “hoá giải” tính cạnh tranh giữa hai thị trường chế biến hàng đầu khu vực này.
Nhìn lại 7 năm qua, hoạt động xuất khẩu gỗ tăng trưởng bình quân 12,3%, dự báo hết năm sẽ đạt 13%, và dự báo đến năm 2020 là 14,5%. Ngoài ra, mục tiêu của toàn ngành đạt giá trị xuất khẩu hơn 10 tỷ USD vào năm 2018.
Việc Mỹ áp thuế cao đối sản phẩm gỗ từ thị trường Trung Quốc sẽ là cơ hội để các nước trong khu vực được nhận các đơn hàng từ các nước lân cận, trong đó có Việt Nam.
Theo các chuyên gia, năng lực sản xuất và tính cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam đang không ngừng gia tăng, so với các nước như Malaysia, chi phí sản xuất tốt hơn và nguồn lao động dồi dào hơn so. Chưa kể đến động lực phát triển kinh tế nông thôn qua kinh tế lâm nghiệp.
Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nội
Tuy nhiên, điều đáng nói là, hình thức đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc lựa chọn thường là liên doanh, liên kết để tận dụng các ưu đãi từ thị trường Việt Nam. Đều này vô tình sẽ làm cho các sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam vào Mỹ đều có nguy cơ “vạ lây” bởi thuế chống bán phá giá của Mỹ lên toàn ngành.
Rõ ràng, nếu để cân nhắc giữa các được và cái chưa được nhìn từ câu chuyện doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào ngành gỗ Việt Nam có lẽ đã nhìn rõ. Vì vậy, đề xuất để ngành chế biến gỗ phát triển bền vững, còn nhớ hồi đầu năm, ông Nguyễn Tôn Quyền – Phó Chủ tịch Vifores đã đề nghị Nhà nước sớm ban hành bộ tiêu chuẩn quả trị rừng bền vững trước nhu cầu doanh nghiệp ra nhập hoạt động trong ngành ngày một nhiều. Ngoài ra, việc rà soát lại đất đai thuộc sở hữu nhà nước quản lý để giao cho doanh nghiệp trồng rừng để phát triển quy mô tập trung cũng là điều cần thiết.
Ngoài ra, được biết, hiện náy có trên 1.500 doanh nghiệp đã ký cam kết tiêu thụ gỗ nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng và không vi phạm các quy định của quốc gia nhập khẩu. Như vậy đây có thể coi là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Cùng với việc doanh nghiệp trong nước tập trung đầu tư cho trồng rừng gỗ lớn, có chứng chỉ và liên kết với người trồng rừng nguồn nguyên liệu cung cấp cho ngành sẽ được chủ động và doanh nghiệp Trung Quốc cũng khó lòng “áp đảo”.