Sống trong núi nợ
Nợ của các công ty ở Hoa Kỳ hiện cao chưa từng thấy. Xét về nguyên lý, điều này sẽ không có gì nguy hiểm nếu các công ty có rất nhiều tiền mặt để phục vụ cho món nợ đó. Nhưng theo cảnh báo của nhiều nhà kinh tế, nguy cơ rủi ro ngày càng rõ nét khi mà tỷ lệ nợ/tiền mặt của các doanh nghiệp Mỹ, ngoại trừ các công ty lớn nhất của đất nước, hiện cao hơn nhiều so với năm 2008 – thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính kéo theo suy thoái kinh tế toàn cầu.
Mười năm sau vụ sụp đổ của Lehman Brothers dẫn tới cuộc đại suy thoái, các nhà quan sát thị trường đang tìm manh mối về những nguy cơ tiềm ẩn của cuộc khủng hoảng tiếp theo. Steve Blitz – Trưởng bộ phận kinh tế Mỹ của TS. Lombard nhận thấy một dấu hiệu rất lớn trong núi nợ của các doanh nghiệp Mỹ so với công cụ mà các doanh nghiệp có để trả núi nợ đó.
“Vấn đề lớn nhất thực sự là, nếu nhìn vào Mỹ, tôi nhìn vào tỷ lệ nợ trên tiền mặt và tôi loại trừ top 10 công ty hàng đầu”, Blitz nói với Squawk Box Europe của CNBC hôm 12/9, lưu ý rằng các công ty được vốn hóa như các công ty công nghệ và dược phẩm lớn, những doanh nghiệp có đầy đủ dự trữ để phục vụ các khoản nợ của họ.
“Nợ bằng tiền mặt là rất cao, nhưng vốn chủ sở hữu rất thấp. Điều đó nói với tôi rằng các công ty đang vay dựa trên giá trị ròng của họ, trái ngược với việc vay dựa trên dòng tiền mặt và thu nhập, điều này trên thực tế giống như những gì các hộ gia đình đã làm vào năm 2004, 2005 và 2006”.
Theo báo cáo của S&P Global, nợ của các công ty Mỹ đạt mức khổng lồ 6,3 nghìn tỷ USD trong tháng 6 và các công ty cũng đang nắm giữ lượng tiền mặt kỷ lục 2,1 nghìn tỷ USD để phục vụ khoản nợ đó. Nhưng hầu hết số tiền đó tập trung tại một số ít các doanh nghiệp lớn.
Trong khi đó, những người vay rủi ro hơn lại sử dụng đòn bẩy nhiều hơn bao giờ hết.
Tỷ lệ tiền mặt/nợ của các khách hàng vay có mức độ tín nhiệm thấp đạt mức thấp kỷ lục 12% trong năm 2017, dưới mức 14% trong năm 2008. Có nghĩa là với mỗi một đôla bằng tiền mặt, họ có 8 đôla nợ.
Điều đó được thúc đẩy bởi một thực tế là các doanh nghiệp vay nợ ngày càng nhiều do điều kiện tài chính cực kỳ dễ dãi trong một môi trường lãi suất thấp kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng họ không cải thiện hiệu quả hồ sơ thanh khoản của mình.
“Hệ quả là rủi ro sẽ đến nếu thị trường chứng khoán giảm mạnh. Nếu bạn có thị trường giá xuống vì bất kỳ lý do gì – và điều sẽ xuất hiện cuối cùng, nó luôn xảy ra – khi điều đó xảy ra… nó cũng giống như câu chuyện cũ. Khi thủy triều biến mất, những tảng đá xuất hiện”.
Rủi ro đạo đức
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đã có những cảnh báo tương tự về mối đe dọa này, cảnh báo rằng hành vi cho vay rủi ro hơn có thể dẫn đến một vụ sụp đổ khác.
“Một giai đoạn tăng trưởng tín dụng cao nhiều khả năng sẽ được theo sau là sự suy thoái nghiêm trọng hoặc căng thẳng khu vực tài chính trong trung hạn nếu nó đi kèm với sự gia tăng rủi ro phân bổ tín dụng”, IMF cho biết trong Báo cáo ổn định tài chính toàn cầu của mình được công bố hồi tháng Tư.
Trong khi đó, Viện Tài chính Quốc tế (IIF) thông tin vào tháng 7 rằng, tổng nợ toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục 247 nghìn tỷ USD, tương đương 318% GDP, vượt xa mức độ trong năm 2007 và 2008. Điều này có thể gặp rắc rối khi lãi suất tăng, đặc biệt nếu chúng kích hoạt một sự sụt giảm trên thị trường cổ phiếu – một điều không thể tránh khỏi, Blitz cảnh báo.
Trong khi đó hiện các ngân hàng hiện cũng không dám liều lĩnh như một thập kỷ trước một phần cũng bởi các quy định sau khủng hoảng, thanh khoản trên thị trường đã không còn, ông nói thêm. Câu hỏi đặt ra là, khi mọi người đều bán hàng, ai sẽ là người mua?
Trên thị trường thu nhập cố định, đó là Fed. Khi được hỏi liệu Fed có thể tiến hành mua cổ phiếu trong một cuộc khủng hoảng hay không, Blitz trả lời, “bạn ghét phải thấy điều đó xảy ra”. Bởi điều đó sẽ phô bày những gì mà các nhà kinh tế gọi là “rủi ro đạo đức”.
“Chính phủ càng tham gia nhiều vào thị trường và tạo lập thị trường, nó luôn đẩy tăng vấn đề rủi ro đạo đức bởi vì sau đó mọi người sẽ càng lao sâu vào rủi ro hơn vì tin rằng họ sẽ luôn được giải cứu”.
Tuy nhiên, không ít các nhà phân tích khác cho rằng, các dấu hiệu vẫn chưa xuất hiện, chủ yếu là nhờ lãi suất thấp và tăng trưởng kinh tế cao và thực tế là nó được vốn hóa rất tốt, các công ty vốn hóa lớn đều có thanh khoản tốt.
Tuy nhiên, khi các tiến trình thắt chặt định lượng và các hoạt động bán tháo tiềm ẩn xuất hiện, khi các nhà đầu tư quan ngại về thị trường mới nổi và chiến tranh thương mại, các mức nợ chưa từng có này dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết.
Hãy đặt câu hỏi là chúng ta đã học được bao nhiều từ quá khứ mười năm trước.