Kết thúc phiên giao dịch 8/9/2011, chỉ số VN-Index đã lên tới 453,26 điểm sau tròn 10 phiên tăng mạnh. Đáng chú ý là giá trị giao dịch khớp lệnh đạt hơn 846,7 tỷ đồng, mức cao nhất trong vòng 61 phiên trở lại đây. Nhiều CTCK nhận định, thị trường sẽ còn diễn biến tích cực từ nay đến hết tháng 9, nhưng cầm cổ phiếu “nóng” không phải không có nguy cơ “bỏng tay”.
Thống kê trên cả hai sàn cho thấy, trong số 687 cổ phiếu niêm yết, có tới 209 cổ phiếu (30,42%) tăng trên 15% trong một tháng qua, có 282 cổ phiếu (41,05%) tăng dưới mức này và 174 (25,33%) có mức tăng trưởng âm.
Đầu tư Chứng khoán đã thống kê Top 10 cổ phiếu tăng nóng trên mỗi sàn niêm yết trong 1 tháng qua (từ 8/8 – 8/9) với nhiều dữ liệu thú vị. Sau một tháng giao dịch, cả hai chỉ số Index đều tăng khoảng 14%, nhưng nhiều mã cổ phiếu đã vượt xa mức tăng trưởng này. Đáng chú ý là trong những mã tăng nóng, có cả những cổ phiếu của các DN lỗ nặng! Một số cổ phiếu khác tăng nóng là do vốn hóa nhỏ, thanh khoản thấp nên được nhận định là dễ bị làm giá.
Mặc dù nhiều tin xấu được công bố từ cuối tháng 8, nhưng giá cổ phiếu VSP liên tục tăng trần và đạt mức tăng trưởng hơn 91% trong vòng 1 tháng qua. Đây là cổ phiếu có mức sinh lời mạnh nhất trên cả hai sàn, bất chấp những con số lỗ khổng lồ được công bố. Báo cáo tài chính bán niên của VSP cho thấy, công ty này lỗ ròng tổng cộng gần 235,7 tỷ đồng. Riêng trong quý II/2011, doanh thu giảm mạnh, giá vốn tăng và gánh nặng chi phí khiến công ty mẹ lỗ 189,1 tỷ đồng. Sau soát xét, báo cáo tài chính của công ty mẹ xác nhận mức lỗ tăng thêm gần 17,4 tỷ đồng. Đơn vị kiểm toán cũng lưu ý rằng, khoản đầu tư của VSP vào công ty con là Công ty TNHH một thành viên Vận tải biển Nam Việt được đánh giá theo giá gốc, chưa trích lập dự phòng tổn thất đầu tư tài chính do công ty con bị lỗ vượt quá số vốn đầu tư, do đó con số lỗ thực tế có thể còn cao hơn.
Mã |
8/8 |
9/8 |
+/- |
VN-INDEX |
396,41 |
453,26 |
14,34% |
HNX-INDEX |
67,32 |
76,94 |
14,29% |
10 mã tăng mạnh nhất sàn HOSE |
10 mã tăng mạnh nhất sàn HNX | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Dữ liệu lợi nhuận sau thuế 6T/2011 từ Vietstock (đơn vị: tỷ đồng) |
Thị trường đang có nghi ngờ về việc có đội lái làm giá VSP, bởi cổ phiếu này luôn có những đợt tăng bất thường trong lịch sử giao dịch, bất kể thông tin tốt hay xấu.
Cổ phiếu của CTCK “lỗ nặng” SHS cũng tăng giá gần 76%. Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm nay của SHS ghi nhận mức lỗ tới hơn 382 tỷ đồng, phần lớn do trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán và trích lập công nợ khó đòi. Cổ phiếu SHS đạt đáy giữa tháng 8 với mức giá hơn 3.000 đồng/CP, đứng cuối bảng thị giá trong nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán.
Ngày 5/9, SHS công bố thông tin cho biết, việc cổ phiếu SHS tăng trần liên tiếp không nằm trong sự kiểm soát của Công ty. Giải trình diễn biến này, Công ty cho rằng có 2 lý do. Thứ nhất, SHS đã thực hiện triệt để việc tái cấu trúc và chủ động thực hiện công bố thông tin minh bạch đến các nhà đầu tư. Thứ hai, do thị giá trước đây đã xuống rất thấp, nên khi TTCK có các tín hiệu khả quan hơn thì cổ phiếu SHS nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà đầu tư.
Về xu hướng chung của thị trường, CTCK Sài Gòn nhận định, các chỉ báo kỹ thuật đang vận động ở vùng quá mua và rủi ro tiếp tục tăng theo đà tăng của chỉ số. Do đó, các giao dịch mua vào cổ phiếu sẵn có hoặc lướt sóng ngắn T+ có thể là một lợi thế, tuy vậy các giao dịch T+4 đua theo giá cao sẽ bất lợi ở vùng giá hiện tại. Nhà đầu tư chỉ nên mua vào những cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt khi thị trường điều chỉnh.