Con số của hôm nay là hơn 213 tỷ đồng thoái vốn tương ứng gần 8 triệu đơn vị chứng khoán. Lượng bán ra chạm mức “khủng” hơn 13,6 triệu đơn vị, gấp 2,3 lần lượng mua vào.
Tổng cộng có 98 mã được nhà đầu tư ngoại giao dịch, trong đó họ giữ trạng thái bán ròng ở 39 mã.
VIC tiếp tục đứng đầu về giá trị bán, chủ yếu do thị giá cao. Theo cập nhật động thái của các ETF theo dõi thị trường Việt Nam – hiện có 2 đơn vị là DB x-trackers FTSE Vietnam (XVTD LN) và Market Vectors Vietnam ETF (VNM), VIC vẫn đứng trong top 10 nắm giữ của cả 2 tổ chức này, tỷ trọng nắm giữ VIC tại ETF của Deutsche Bank tăng 1,04% so với đầu tháng 8, trong khi tỷ trọng này tại quỹ VNM giảm nhẹ 0,76%.
Top bán ròng của khối ngoại trên HSX
Mã CK |
KLKL Ròng |
GTKL Ròng |
VIC |
-483.170 |
-49.462.090 |
FPT |
-791.620 |
-41.033.525 |
DPM |
-1.026.020 |
-32.835.291 |
HAG |
-863.410 |
-28.898.225 |
HPG |
-666.460 |
-18.741.892 |
CTG |
-612.230 |
-15.643.257 |
HSG |
-1.025.780 |
-11.245.672 |
OGC |
-692.670 |
-9.578.359 |
KDC |
-226.310 |
-8.075.590 |
ITA |
-753.130 |
-8.039.527 |
Đơn vị: KL khớp lệnh (cổ phiếu); GT khớp lệnh (nghìn VNĐ)
Lượng bán ra VIC mạnh thời gian gần đây bởi quỹ ETF chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Cụ thể, XVTD LN chỉ bán ròng gần 380 nghìn đơn vị tính từ đầu tháng 8, trong khi tổng khối lượng bán ròng của khối ngoại đối với VIC trong cùng thời gian lên tới hơn 6,3 triệu đơn vị. Điều này nghĩa là lực bán VIC gần đây nhiều khả năng do các quỹ đầu tư dài hạn hơn là ETF.
Ngoài VIC, hai mã bị “xả hàng” lượng lớn khác là DPM và HSG với hơn 1 triệu đơn vị/mã. Chốt phiên, cả hai mã này đều chung cảnh giảm điểm mạnh lần lượt 3,1% và 4,4%. Như đã từng đề cập, chúng tôi vẫn đánh giá cao khả năng DPM có thể tăng giá bán để bù đắp chênh lệch do giá mua khí đầu vào và các chi phí khác tăng, từ đó công ty có thể tiếp tục giữ được được biên lợi nhuận gộp cao 30~40%. Như trong Q2/2011 vừa qua, DPM đã tăng 35% giá bán so với cùng kỳ với sản phẩm chủ lực Urea Phú Mỹ.
Biên lợi nhuận của DPM
Nguồn: StoxPlus, DPM; Đơn vị: tỷ VND
Hiện tại, khu vực Đông Nam bộ và ĐBSCL đã kết thúc vụ Hè Thu, nhu cầu phân bón hạn chế, Miền Bắc và Tây Nguyên vào cuối vụ nên nhu cầu phân bón không còn nhiều, nhu cầu urea khả năng sẽ tăng lại trước vụ Đông Xuân vào giữa tháng 10.
Giá bán Urea Phú Mỹ và Urea Trung quốc
Nguồn: DPM
Ở phía mua, không ngạc nhiên khi MSN vẫn đứng đầu giá trị giải ngân, mặc dù vậy, lực bán mạnh trong nước vẫn làm MSN giảm sàn về 151.000 đồng/CP. Một vài mã có lượng mua lớn đáng chú ý là STB, REE, đều trên nửa triệu đơn vị/mã.
Top mua ròng của khối ngoại trên HSX
Mã CK |
KLKL Ròng |
GTKL Ròng |
MSN |
91.580 |
13.829.060 |
BVH |
158.030 |
12.959.790 |
STB |
512.750 |
7.266.175 |
REE |
533.470 |
6.605.439 |
QCG |
145.000 |
3.360.000 |
VSH |
196.000 |
2.034.800 |
PVF |
100.400 |
1.523.541 |
VHC |
44.000 |
1.491.600 |
IJC |
120.410 |
1.324.510 |
MPC |
31.000 |
761.891 |
IJC cũng có mặt trong top này với lượng mua hơn 120.000 đơn vị, IJC mới được đưa vào rổ tính toán FTSE Vietnam Index cùng với MSN (thay cho FPT và HSG), điều này có thể ảnh hưởng tích cực tới diễn biến giá của IJC trong ngắn hạn khi các quỹ ETF phải mua vào IJC để bám sát chỉ số FTSE.
Tại sàn Hà Nội, khối ngoại giải ngân “khó hiểu” hơn 9 tỷ đồng. Họ mua nhiều nhất là VND, VCG, PVX, PVG, PVS trong khi bán ra KLS, VNR, VNF, PGS, SDH.