Cụ thể, năm 2018, PCN đặt mục tiêu doanh thu đạt 72 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với doanh thu thực hiện năm 2017; mục tiêu lợi nhuận sau thuế bằng 0 (năm 2017, PNC lỗ 10 tỷ đồng).
Năm 2018 nằm trong giai đoạn thực hiện thoái vốn 2016- 2020 của Tổng công ty DMC tại PCN. Đã có 2 đại diện của Tổng công ty DMC trong HĐQT của PCN bị miễn nhiệm trong năm nay.
PCN chú trọng đến việc tập trung thu hồi các khoản nợ và huy động nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Dự kiến, Công ty sẽ ký hợp đồng với Tổng công ty DMC để chuyển nhượng quyền thuê khu đất tại Tế Xuyên, Hà Nội.
Tháng 2/2018, Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí – PVC thông báo sẽ thoái toàn bộ 3,3 triệu cổ phiếu PCN, tương đương với 84,71% vốn của doanh nghiệp này và không còn sở hữu cổ phiếu PCN nào sau giao dịch. PVC sẽ thực hiện chào bán cạnh tranh riêng lẻ theo quy định với phương thức giao dịch thỏa thuận ngoài biên độ. Với giá thoái vốn tối thiểu 10.326 đồng/cp, số tiền PVC dự thu về là 34,3 tỷ đồng.
Sau khi đã lỗ trong cả năm 2016 và 2017, công ty này tiếp tục báo lỗ 4,47 tỷ đồng trong quý 1/2018 – lỗ quý thứ 7 liên tiếp, nguyên nhân là do nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm trong ngành dầu khí giảm mạnh, giá dầu phục hồi chậm, công ty sản xuất sản phẩm cầm chừng nên bị lỗ các chi phí cố định.
Lượng tồn kho tiêu thụ chậm nên công ty phải tiếp tục trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi dẫn đến tăng chi phí giá vốn. Bên cạnh đó, trong kỳ công ty thực hiện thu gọn cơ cấu tổ chức nhân sự và phải chi trả trợ cấp mất việc làm cho 75 lao động dôi dư.
Như vậy, tình hình sản xuất, kinh doanh khó khăn, thua lỗ kéo dài là lý do chính khiến PCN phải đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2018 bằng 0.
Đến cuối ngày 04/07, cổ phiếu PNC đóng cửa ở mức 3.100 đồng/cp, giảm khoảng hơn 6% trong vòng 3 tháng qua.
Trong quý I/2018, đã có nhiều doanh nghiệp họ dầu khí khác cũng báo lỗ, trong đó có PVC. Cụ thể doanh thu thuần trong kỳ đạt 514 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp đạt gần 32 tỷ đồng, giảm 18% so với quý I/2017. Sau khi trừ các khoản chi phí và chịu thêm lỗ khác 1,4 tỷ đồng, PVC lỗ ròng 12,8 tỷ đồng, thấp hơn khoản lỗ gần 17 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Một doanh nghiệp họ dầu khí khác là CTCP Đầu tư & Thương mại Dầu khí Nghệ An (PXA) cũng đã báo lỗ quý thứ 6 liên tiếp. Kinh doanh dưới giá vốn khiến PVA lỗ gộp 274 triệu đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí, công ty lỗ ròng 2,5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ cũng lỗ gần 2 tỷ đồng.