Điều đáng nói vào tháng 2/2018, lĩnh vực tài chính ngân hàng có 1 dự án được cấp phép đầu tư ra nước ngoài trị giá 105 triệu USD.
Theo sau đó là các lĩnh vực khác như lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản với 63,84 triệu USD và chiếm 22,8% tổng vốn đầu tư. Dòng vốn vào công nghiệp chế biến, chế tạo đứng thứ 3 với 45,47 triệu USD, chiếm 16,3% tổng vốn đầu tư.
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, trong 7 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt 279,6 triệu USD. Riêng trong tháng 7, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài đăng ký và cấp mới tăng thêm đạt 16,5 triệu USD.
Cụ thể, 7 tháng đầu năm 2018, Việt Nam có 81 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đạt 238,3 triệu USD, 21 dự án điều chỉnh vốn với tổng số vốn tăng thêm 41,3 triệu USD. Tính chung 7 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt 279,6 triệu USD.
Còn nhớ, năm 2010 là năm ghi dấu dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam đạt đỉnh vào năm 2010 với hơn 3,5 tỷ USD. Trong 3 năm trở lại đây, vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài quanh mức 1 tỷ USD/năm.
Theo đó, Việt Nam đã đầu tư sang 32 quốc gia, vùng lãnh thổ, Trong đó, Lào là địa bàn dẫn đầu với 84 triệu USD, chiếm 30% tổng vốn đầu tư. Theo sau đó là, Australia với 37,1 triệu USD, chiếm 13,3% tổng vốn đầu tư. Slovakia xếp thứ 3 với 1 dự án có vốn đăng ký 35,9 triệu USD, chiếm 12,9% tổng vốn đầu tư. Bên cạnh đó là Campuchia, Cuba, Myanmar.