Sau khi trúng thầu gói tư vấn cơ cấu lại phần vốn của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) tại các doanh nghiệp, CTCK FPT đang chờ quyết định của Tập đoàn để có danh sách các địa chỉ thoái vốn và thực hiện các bước định giá cần thiết.
Theo lãnh đạo VNPT, việc thoái vốn là theo định hướng của Chính phủ về việc các tập đoàn, tổng công ty giảm đầu tư ngoài ngành từ 30% xuống 15% vốn chủ sở hữu. Quy định này hiện mới ở chủ trương và Bộ Tài chính đang chấp bút dự thảo. Với việc lựa chọn đối tác tư vấn để thực hiện tư vấn cơ cấu lại phần vốn tại các doanh nghiệp, VNPT dự kiến chuyển nhượng một số khoản đầu tư tài chính. Hiện VNPT có các khoản đầu tư vào SPT, Maritime Bank, Nhiệt điện Nhơn Trạch 2; các cổ phiếu của các công ty thành viên như SAM, POT, TST, VTC, PTI…
Động thái đầu tiên của VNPT là bán toàn bộ quyền mua cổ phiếu phát hành thêm tại MaritimeBank và nhiều NĐT đang lo ngại, tiếp theo đó, đơn vị này sẽ thoái vốn tại các doanh nghiệp đang niêm yết cổ phiếu trên sàn.
Ở vào thế buộc phải thoái bớt các khoản đầu tư là Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN). Tập đoàn này đang dự thảo và đệ trình các cơ quan quản lý cơ chế tài chính cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất để có cơ sở mời gọi NĐT bỏ vốn vào tham gia giai đoạn tiếp theo của công trình. Đồng thời, với khoảng 23 doanh nghiệp thế hệ con, cháu trên sàn thì PVN vẫn chờ cơ hội để bán bớt cổ phần khi thị trường khởi sắc hơn. Thậm chí, có những đơn vị thành viên của PVN như Tổng CTCP Xây lắp dầu khí thông báo bán cổ phần ngay cả khi giá trị khoản đầu tư chỉ còn xấp xỉ 1/2 so với giá vốn (bán cổ phần khi giá cổ phiếu xuống còn một nửa mệnh giá).
Tương tự, Tổng công ty Vinaconex cũng thông báo tìm kiếm NĐT để thoái hàng triệu cổ phiếu tại các công ty thành viên. Một lãnh đạo của tổng công ty này cho hay, đơn vị đang ở thế phải chấp nhận bán bớt cổ phần để có vốn đầu tư. Đơn cử, Nghị quyết HĐQT Tổng công ty đã đưa ra kế hoạch bán phần vốn tại Vicostone từ năm ngoái. Do thị trường ảm đạm, việc bán cổ phần chưa thực hiện xong. Nhưng nay, dù thị trường có xấu hơn, Vinaconex vẫn phải tiếp tục thực hiện.
Các NĐT tổ chức lớn ở Việt
Giám đốc tư vấn một CTCK lớn cho hay, gần như toàn bộ các đợt chào bán phần vốn nhà nước trong gần 1 năm trở lại đây chỉ có NĐT trong nước tham gia, NĐT nước ngoài hoàn toàn vắng bóng. Đợt cổ phần hóa của một tổng công ty mới đây tạm gọi là thành công, dù không bán hết cổ phần. Tuy nhiên, sự thành công khó có thể trọn vẹn, bởi trên thực tế, một ngân hàng có gốc nhà nước đã bỏ ra 250 tỷ đồng để mua cổ phần của tổng công ty đó.
Sức cầu của các NĐT nước ngoài với các khoản thoái vốn, theo khảo sát của ĐTCK, ở thời điểm này vô cùng khó khăn. Vấn đề của NĐT nước ngoài không mới. Đằng sau sự thua lỗ của các NĐT đang hoạt động tại Việt
Trưởng đại diện một tổ chức nước ngoài tại Việt Nam cho biết, có nhiều khoản đầu tư bỏ 10 đồng ra mua chưa chắc là đắt khi có thể kiếm được 10 đồng lời, nhưng có những khoản bỏ ra 2 đồng lại là đắt, vì có nguy cơ mất hết.
Khi vốn nội cạn kiệt, vốn ngoại e ngại, sẽ tạo ra những tác động đáng kể đến việc định giá các tài sản nhà nước đem bán. Bài toán bán với giá nào để đảm bảo lợi ích quốc gia, lợi ích DN và cả người lao động nếu không tính toán kỹ có thể tạo cơ hội cho các nhóm NĐT trục lợi từ việc bán rẻ cổ phần.