Theo đó, Bộ này cũng đang đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, các tâp đoàn, Tổng Cty Nhà nước… sớm hoàn thành xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2018 theo từng quý, có các giải pháp phù hợp nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng cao nhất.
Có lẽ, cũng đã nhìn trước một năm sẽ có nhiều biến động của nền kinh tế mà Chính phủ đã sớm giao cho các Bộ, ngành tìm ra hướng đi thích hợp nhất cho tăng trưởng và có những giải pháp phù hợp cho nền kinh tế.
Còn nhớ, 6 tháng đầu năm ngoái, sau khi nhận thấy tăng trưởng kinh tế có nhiều khó khăn, Chính phủ đã giao cho Bộ KHĐT xây dựng một kịch bản cho nền kinh tế. Cùng với đó, Chính phủ đã thực hiện hàng loạt chính sách thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng các cuộc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với khu vực kinh tế tư nhân. Các Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa đã phát huy hiệu quả rõ rệt.
Và, như chúng ta đã thấy với những nỗ lực không mệt mỏi và một sự chuẩn bị kỹ lưỡng, với những giải pháp phù hợp, nền kinh tế Việt Nam năm 2017 đã về đích với những con số khá khả quan.
Dù phải một tuần nữa, kịch bản chính thức mới được công bố, song giới quan sát cho rằng con số tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam năm 2018 sẽ nằm trong khoảng từ 6,5 – 6,7%. Điều này không phải đến bây giờ mới được dự báo mà ngày từ nửa cuối năm ngoái, WB cũng đã có những dự báo tương tự. Cụ thể, WB dự đoán mức tăng trưởng năm 2018 của Việt Nam sẽ đạt 6,5%.
Để đạt mục tiêu tăng trưởng này, WB đề xuất Việt Nam cần tận dụng đà tăng trưởng theo chu kỳ để tăng cường khả năng chống chịu kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó cần cải cách cơ cấu để đẩy mạnh tăng trưởng năng suất và nâng cao mức tăng trưởng tiềm năng. Các doanh nghiệp nhà nước cần tăng chiều sâu và đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa. Các bên liên quan cần cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển thị trường vốn và loại bỏ những trở ngại cho đầu tư trong nước bao gồm cơ sở hạ tầng.
Trong khi đó, ADB cũng dự báo kinh tế Việt Nam năm 2018 rơi vào khoảng 6,7%. Mức này được xem là cao hơn nhiều so với trung bình các nước trong khu vực…