Cả thanh khoản và điểm số cùng giữ mức tích cực trên HSX phiên hôm nay, khối ngoại đã không “đứng ngoài” như trước, ngược lại, họ tham gia giao dịch tích cực.
NĐT ngoại mua vào hơn 5 triệu đơn vị cổ phiếu, trong khi bán ra hơn 4,6 triệu, mức khá cao cả chiều mua và bán so với những phiên gần đây. Trạng thái về cuối ngày giao dịch dừng tại mua ròng 6,7 tỷ đồng – tương ứng gần 360 nghìn cổ phiếu. Trong số 90 mã được khối ngoại tham gia giao dịch, có 54 mã được mua ròng.
Top mua ròng của khối ngoại trên HSX
Mã |
KLKL Ròng |
GTKL Ròng |
SSI |
1.132.360 |
22.796.652 |
CTG |
504.020 |
13.269.630 |
ITA |
410.030 |
4.220.823 |
KDC |
84.820 |
3.286.559 |
DHG |
42.250 |
2.490.000 |
IJC |
303.000 |
2.302.800 |
PNJ |
55.860 |
1.699.664 |
LSS |
80.000 |
1.657.900 |
VSH |
164.560 |
1.622.056 |
DIG |
50.000 |
964.739 |
Đơn vị: KL khớp lệnh (cổ phiếu); GT khớp lệnh (nghìn VNĐ)
Lực mua SSI của khối ngoại tăng vọt lên hơn 1,1 triệu đơn vị ròng – tương đương hơn 22,7 tỷ đồng giá trị giải ngân. Tỷ trọng mua ròng của khối ngoại chiếm hơn 40% tổng KLGD của SSI, bên cạnh đó, cũng có thể nhân thấy một bộ phân nhà đầu tư nội đang tranh thủ chốt lời ở mã này sau khi SSI tăng khoảng 15% so với đáy gần nhất lập từ đầu tháng 8. Chốt phiên, SSI tăng 3,57% lên 20.300 đồng/CP.
Tương quan giao dịch khối ngoại và giá SSI
Nguồn: HSX
Phân tích một số thống kê định lượng cho thấy: lượng cổ phiếu nắm giữ (lũy kế) của khối ngoại và diễn biến giá của SSI có quan hệ khá chặt với Correlation~0,53x, mức độ giải thích tác động giao dịch của khối ngoại (R-Squared) so với giá SSI là 28% – các số liệu trên được tính từ đầu năm. Nếu chỉ xét từ đầu tháng 8 (khi SSI bắt đầu được NĐTNN mua mạnh trở lại), hệ số tương quan thậm chí còn lên tới 0,9x, mức độ giải thích gần 84%, nghĩa là động lực tăng giá của SSI tới phần lớn từ NĐTNN trong thời gian gần đây. Hiện khối ngoại đang nắm 47,57% tại SSI, room còn lại hơn 5 triệu đơn vị.
Khối ngoại cũng tăng tốc mua ở CTG sau phiên mua ròng nhẹ hôm qua, trạng thái mua ròng của khối này ở CTG đạt hơn nửa triệu đơn vị – giá trị hơn 13,2 tỷ đồng, đứng thứ hai sau SSI.
Cơ cấu Tài sản sinh lời của CTG
Nguồn: StoxPlus
KQKD Q2/11 của CTG khá khả quan khi đạt gần 2.000 tỷ LNST (+102% y-o-y). Hoạt động tín dụng vẫn đóng góp hơn 86% tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng q-o-q mặc dù chỉ là 4,76% song thu nhập lãi thuần tăng hơn 21%, có được điều này là do CTG cố gắng cải thiện spread lãi suất đầu ra-đầu vào.
Một số mã có lượng mua ròng đáng chú ý khác là ITA, IJC, VSH…
Top bán ròng của khối ngoại trên HSX
Mã |
KLKL Ròng |
GTKL Ròng |
FPT |
-259.160 |
-14.442.470 |
PVF |
-665.960 |
-8.781.961 |
DPM |
-249.860 |
-8.163.922 |
KBC |
-503.030 |
-7.413.123 |
MSN |
-46.200 |
-4.893.990 |
HT1 |
-614.160 |
-3.009.303 |
VFG |
-59.510 |
-1.916.222 |
SBT |
-121.950 |
-1.614.590 |
VNM |
-8.000 |
-1.008.140 |
PPC |
-130.200 |
-871.960 |
Đơn vị: KL khớp lệnh (cổ phiếu); GT khớp lệnh (nghìn VNĐ)
Về bên bán, FPT đứng đầu với giá trị vốn thoát ra hơn 14,4 tỷ đồng, tỷ trọng bán ròng chiếm khoảng 1/3 tổng KLGD của FPT, chốt phiên, mã này giảm nhẹ 0,89% xuống còn 55.500 đồng/CP.
Các mã “bị bán” quen thuộc khác như DPM, PVF, KBC tiếp tục là đối tượng bị xả mạnh.