Ông cho biết thêm rằng việc năng lượng đắt đỏ trở lại đúng vào thời điểm xấu, khi nền kinh tế toàn cầu đang mất đà. Chúng ta lại thực sự cần nhiều dầu hơn.
Nhận định của Birol rất quan trọng vì IEA là cơ quan tư vấn cho các quốc gia công nghiệp về chính sách năng lượng, đồng thời điều phối các phiên bản dầu khẩn cấp trên toàn cầu. Với vai trò đó, Birol cho biết cơ quan này hiện không xem xét việc sử dụng dự trữ khẩn cấp của mình.
Giá dầu thô Brent đã tăng 80 cent, lên ở mức 84,71 USD/thùng vào trưa ngày thứ Ba, trong khi dầu ngọt nhẹ WTI tăng 44 cent, lên 74,73 USD/thùng. Cả hai loại vào đầu tháng này đều được giao dịch ở mức giá cao của gần bốn năm gần đây.
Giá dầu tăng một phần là do nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt khi chính phủ của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với hoạt động xuất khẩu dầu của Iran, theo kế hoạch sẽ có hiệu lực đầy đủ vào tháng Hai, cũng như ảnh hưởng đầu ra sản phẩm của Venezuela và các nhà sản xuất khác.
Dù Ả-rập Xê-út và Nga đã tăng sản lượng, trong đó Ả-rập Xê-út có khả năng tăng sản lượng lên 11 triệu thùng/ngày, nhưng các thương nhân tiếp tục bất đồng quan điểm về khả năng có thể bù đắp lượng dầu thiếu hụt từ nhà cung cấp Iran. Giá cao hơn cũng phản ánh chi phí tăng thêm trước rủi ro gián đoạn nguồn cung tiềm tàng.
Giá dầu tăng đang bắt đầu đẩy giá xăng dầu tăng theo cũng là một mối lo ngại cho Tổng thống Donald Trump, người đã chỉ trích OPEC trên Twitter và yêu cầu họ hành động để hạ giá.
Trong khi đó, giá dầu tăng đang gây áp lực lên các nền kinh tế mới nổi, vốn là những nhà tiêu thụ năng lượng lớn, theo đó làm gia tăng lo ngại về triển vọng tăng trưởng toàn cầu ảm đạm hơn.
Birol chia sẻ với Bloomberg rằng việc thiếu vắng những động thái đáng kể của các nhà sản xuất chính trên thế giới khiến cho thị trường dầu quý IV năm nay có vẻ sẽ “rất, rất nhiều thách thức.”
“Tất cả chúng ta nên thấy tình hình đang rất đáng báo động, thị trường dầu đang bước vào vùng cảnh báo đỏ.” ông nói.