Những kiến nghị được đưa ra tại bên lề tại cuộc họp cấp cao Ủy ban hỗn hợp để khởi động giai đoạn VII Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản được tổ chức mới đây.
Theo đó, những kiến nghị này càng trở nên cấp thiết khi thời gian gần đây, không chỉ duy trì được số lượng, mà chất lượng dòng vốn đầu tư Nhật Bản cũng ổn định về chất lượng. Theo đó, đích đến của dòng vốn đầu tư Nhật Bản cũng đã có sự khác biệt.
Sự chuyển dịch của dòng vốn
Hai năm gần đây, mặc dù dòng vốn Nhật Bản có hiện tượng chảy mạnh vào bất động sản, tuy nhiên, mảng bán lẻ, và tài chính tiêu dùng vẫn chiếm ưu thế hơn cả.
Trước tiên, để các nhà đầu tư Nhật Bản, những nhà đầu tư được đánh giá là cẩn trọng, đặc biệt thận trọng trước những quyết định đầu tư lại có thể quyết định nhanh chóng trước những thương vụ đầu tư trị giá cả triệu USD thì có lẽ cũng có lý do của họ.
Theo các nhà đầu tư Nhật Bản, lý do để dòng vốn Nhật Bản chảy mạnh mẽ vào Việt Nam, nhanh và dứt khoát trước tiên phải kể đến sức hút từ thị trường 100 triệu dân. Bên cạnh đó, không thể không kể đến yếu tố tăng trưởng GDP duy trì ở mức cao, ổn định, đặc biệt là các quy định về thương mại, đầu tư “cởi mở” theo hướng tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập vào thị trường quốc tế một cách sâu rộng, bằng các hiệp định tự do thương mại thế giới và khu vực.
Trong bối cảnh mới, khi nguồn lao động giá rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh, thì nhìn chung dòng vốn đầu tư sẽ chuyển từ “cứ địa sản xuất” sang thị trường tiêu dùng. Và dòng vốn đầu tư của Nhật Bản cũng không nằm ngoài xu hướng chuyển dịch dòng vốn mới này.
Ông Msataka Sam Yoshida, Giám đốc Điều hành cấp cao của Recof phân tích: “Khi lợi thế nhân công giá rẻ trong hoạt động sản xuất không còn là ưu thế thì việc thị trường tiến đến mốc trở thành thị trường tiêu dùng”.
Điều này đặc biệt trở thành lợi thế khi mới đây, theo báo cáo của Nielsen cho kết quả điểm số khảo sát về sự lạc quan của người tiêu dùng đã lên mức cao nhất trong thập niên.
Minh bạch hoá các thủ tục đầu tư
Chính vì vậy, cũng không lấy làm ngạc nhiên khi Việt Nam đích đển lớn thứ 2 của dòng vốn Nhật Bản với 14 thương vụ đầu tư, chỉ sau Singapore. Số lượng thương vụ này của nhà đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Lào, Myanmar, Philippines và Thái Lan.
Những con số này cho thấy, Việt Nam tiếp tục duy trì được vị thế là đích đến của dòng vốn đầu tư Nhật Bản với sự tin tưởng, quyết đoán của nhà đầu tư.
Mặc dù hiện nay, Nhật Bản không phải là dòng vốn duy nhất hướng đến nền kinh tế tiêu dùng Việt Nam. Bởi, thị trường tiêu dùng Việt Nam đã sớm xuất hiện những “đối thủ” nặng ký như nhà đầu Thái Lan, Hàn Quốc….với hàng loạt thương vụ đầu tư vào hoạt động sản xuất tiêu dùng, thực phẩm.. Trong đó phải kể đến các thương vụ của Sabeco, Masan, hay các hệ thống phân phối như Big C, Metro, Nguyễn Kim…
Việc dồn dập những thương vụ từ các dòng vốn đến từ thị trường Đông Nam Á chảy vào Việt Nam được lý giải là do thị trường tiềm năng và môi trường đầu tư thuận lợi.
Tuy nhiên, chia sẻ về một trong những khuyến nghị của cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Phòng đã thành lập 2 tổ công tác, trong đó có tổ công tác chịu trách nhiệm chính về minh bạch hoá các quy định cho nhà đầu tư khi đăng ký tham gia lĩnh vực dịch vụ, trong đó có lĩnh vực bán lẻ. Hiện nay có khoảng 1.000 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh, trong đó lĩnh vực dịch vụ đang thu hút ngày càng lớn doanh nghiệp Nhật Bản. Vì vậy, để dòng vốn Nhật Bản chảy vào lĩnh vực này ngày càng “thông thoáng”, theo vị này cần thiết phải minh bạch hoá các thủ tục đầu tư.