Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) mới đây đánh giá rằng cuộc khủng hoảng tiền tệđang diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ có thể dẫn tới nhiều vấn đề cho các ngân hàng khác tại đây.
Tuy vậy, vấn đề thật sự với ngành ngân hàng của châu Âu là nước Ý và những gì xảy ra tại quốc gia này trong những tháng tới.
Nhà chiến lược của ABN Amro Tom Kinmonth đánh giá: “Các vấn đề tại Ý trong vòng 3 tháng tới sẽ chỉ ra toàn bộ câu chuyện của hệ thống ngân hàng tại châu Âu từ 3 đến 5 năm tới”, CNBC dẫn lời.
Ý là nền kinh tế lớn thứ ba trong Liên minh châu Âu (EU) và chính phủ mới của quốc gia này hiện đang làm việc để đưa ra ngân sách năm tới. Kế hoạch tài chính của Ý sẽ được các cơ quan châu Âu xem xét kỹ lưỡng và quan trọng hơn, cái nhìn từ những người chơi trên thị trường, những người theo sau lời hứa gia tăng chi tiêu công.
Các nhà đầu tư đang cảnh giác với việc tăng lương hưu và lợi ích của Nhà nước trong bối cảnh nước Ý đang gánh một khoản nợ công cao đáng kể, tương đương khoảng 130% GDP, đứng thứ hai trong khu vực đồng Euro.
Nếu những người chơi trong thị trường không chấp nhận mức ngân sách tiếp theo dự kiến công bố vào tháng 10, chi phí đi vay của quốc gia châu Âu này có thể gia tăng, ảnh hưởng lên những nước láng giềng khác. Điều này cũng có khả năng kéo theo nhiều vấn đề cho các ngân hàng đang nắm giữ nợ của nước Ý.
Hậu quả của cuộc khủng hoảng nợ năm 2011 đã khiến các nhà đầu tư ngày càng trở nên nghi ngờ và lo lắng về rủi ro lây nhiễm trên toàn khu vực đồng Euro.
Ngoài vấn đề nước Ý, Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể được xem là “quả bom nổ chậm” đối với thị trường châu Âu nói riêng và thế giới nói chung.
Theo thông tin từ Bloomberg hôm đầu tuần, tỷ giá đồng Lira của Thổ Nhỹ Kì đã rơi mạnh, cuộc khủng hoảng của quốc gia này khiến thị trường chứng khoán thế giới “rực đỏ”.
Cụ thể, trong phiên giao dịch sáng đầu tuần, chỉ số MSIC châu Á – Thái Bình Dương không bao gồm Nhật Bản đã rơi xuống mức thấp nhất 5 tuần với mức giảm 1,3%. Sắc đỏ bao trùm khắp thị trường chứng khoán chủ chốt. Hiện tại, mọi thứ dường như đã chậm lại và sắc đỏ không còn mạnh mẽ.
Hồi cuối tuần trước, đồng Lira đã giảm hơn 18% so với đồng USD và có thời điểm giao dịch ở mức thấp nhất lịch sử. Sự thay đổi chóng mặt của đồng tiền này đã tạo ra sức ép giảm mạnh lên đồng Euro và nhiều đồng tiền từ các thị trường mới nổi khác cũng như đẩy nhiều khu vực “tránh bão” gia tăng, như Yên Nhật hay USD.