Khuyến nghị OUTPERFORM đối với TCM
(CTCK Bảo Việt – BVSC)
Chúng tôi tiếp tục khuyến nghị OUTPERFORM đối với TCM ở mức giá mục tiêu 25.000 đồng/cổ phiếu dựa trên những điểm nhấn chính như sau:
(i) xuất khẩu Dệt may nói chung đang có nhiều tín hiệu khả quan.
(ii) mức P/E forward 2018 5,3 lần là rất rẻ đối với một công ty Dệt may với chuỗi giá trị hoàn chỉnh như TCM.
(iii) Ban lãnh đạo ngày càng quan tâm đến giá cổ phiếu và kỳ vọng sẽ có những thay đổi chỉnh sách cổ tức phù hợp với kỳ vọng của nhà đầu tư.
(iv) ở thời điểm thị trường biến động mạnh, đặc biệt ở các cổ phiếu largecap vì tình hình bất ổn của chính trị kinh tế thế giới thì cổ phiếu mid-cap như TCM có thể là sự lựa chọn an toàn hơn.
Nhiều khả năng PVS sẽ chạm đến ngưỡng kháng cự 18.300 đồng
(CTCK BIDV – BSC)
Điểm nhấn kỹ thuật:
– Xu hướng hiện tại: Hướng lên ngắn hạn và kiểm tra ngưỡng kháng cự ở 18.300 đồng.
– Chỉ báo xu hướng MACD: Dưới mức 0.
– Chỉ báo RSI: Trung tính.
– Khối lượng giao dịch tăng 68% so với trung bình 20 phiên giao dịch.
Nhận định: Sau vài phiên điều chỉnh, lượng mua vào PVS tăng lên đáng kể trong phiên giao dịch hôm nay với khối lượng tăng mạnh.
Nhiều khả năng PVS sẽ chạm đến ngưỡng kháng cự ở 18.300 đồng và nếu đâm thủng mức đó, nhà đầu tư nên mở vị thế bên trên 18.300 đồng.
Nếu PVS điều chỉnh sau khi gặp kháng cự, cơ hội tiếp tục tăng lên sau đó khá cao.
Khuyến nghị mua với cổ phiếu FPT
(CTCK MB – MBS)
Chúng tôi khuyến nghị mua với cổ phiếu FPT của CTCP FPT với giá mục tiêu 55.600 đồng/cổ phiếu.
Năm 2017, FPT quyết định thoái vốn tại 2 công ty FPT Retail (FRT) và FPT Trading (FTG), định hướng tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi là công nghệ & viễn thông.
Chúng tôi cho rằng đây là quyết định đúng đắn của công ty khi triển vọng của ngành Công nghệ thông tin được đánh giá là khả quan trong những năm tới, đặc biệt trong lĩnh vực phần mềm.
FPT vẫn xứng đáng là cơ hội tốt các nhà đầu tư, ít nhất là trong trung hạn.
Khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG cho VNM
(CTCK Bản Việt – VCSC)
Theo nghị quyết của HĐQT CTCP Sữa Việt Nam (VNM), VNM sẽ thâu tóm 51% cổ phần tại Công ty Lao-Jagro Development XiengKhouang Co Ltd (Lao-Largo) để phát triển trang trại bò sữa. Khoản đầu tư này sẽ giúp củng cố nguồn cung sữa tươi cho sản xuất của VNM.
Theo VNM, tổng giá trị dự án sẽ ở mức 38,7 triệu USD. Tại buổi gặp gỡ NĐT trước đây, VNM đã từng tiết lộ kế hoạch phát triển trang trại bò sữa tại Lào với tổng công suất 20.000 con bò, bao gồm 4.000 con bò organic.
Theo công ty, thời tiết tại XiengKhouang rất lý tưởng để nuôi bò trong khi chi phí đất tại Lào là khá thấp.
Điều này đồng nghĩa với việc chi phí sản xuất tại Lào có thể sẽ thấp hơn so với các trang trại bò của VNM hiện tại ở Việt Nam.
Chúng tôi được biết cổ đông còn lại của Laos-Largo là một chuyên gia về nông nghiệp của Nhật Bản, cũng đang tư vấn cho một số trang trại nuôi bò sữa của VNM.
Để hoàn thành giao dịch này, VNM sẽ cần tiến hành nộp hồ sơ xin phép đầu tư nước ngoài tại Lào, quy trình có thể kéo dài đến 6 tháng.
Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG cho VNM, với giá mục tiêu 180.000 đồng, tương ứng với tổng mức sinh lời 9,3%, bao gồm lợi suất cổ tức 3,4%.
Khuyến nghị MUA cổ phiếu SCS
(CTCK ACB – ACBS)
Chúng tôi duy trì định giá cho cổ phiếu SCS với mức giá mục tiêu 2019 là 193.500 đ/cp (+18,0% TSR) và tiếp tục khuyến nghị MUA cổ phiếu SCS.
Giá mục tiêu của chúng tôi tương đương với 21,9 lần mức EPS năm 2019 là 8.840 đồng (+17,6% n/n).
Cổ phiếu SCS hiện đang giao dịch ở mức 22,0x EPS năm 2018 là 7.518 đồng (+15,6% n/n), thấp hơn 2,2% so với trung bình các doanh nghiệp cùng ngành là 24,7x.
Khả năng hấp thụ toàn bộ tăng trưởng lưu lượng hàng hóa tại TP.HCM có thể lý giải cho mức chiết khấu thấp này so với các hãng vận tải hàng không, dịch vụ hậu cần và dịch vụ sân bay khác trong khu vực châu Á Thái BÌnh Dương.