Trong đó tỷ trọng xuất khẩu mỗi năm khoảng 80%, các mặt hàng xuất khẩu chính bao gồm gạo, tiêu, điều, tinh bột sắn và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
Trong năm đầu sau cổ phần hóa, nhà đầu tư đang chờ đợi cổ đông chiến lược tiếp quản tới 65% vốn có thể đem luồng gió mới vào hoạt động kinh doanh của Hapro…?
Trong bài phát biểu, bà Nguyễn Thị Nga bày tỏ cảm phục khi chứng kiến 24 công ty thành viên lớn của Hapro là Cty nhà nước nhưng Hapro hoạt động với mô hình giống các Cty tư nhân.Hapro xuất khẩu hàng chục nước trên thế giới, bản thân Tập đoàn BRG từ lâu đã nhìn thấy tiềm năng hợp tác với Hapro.
Trong vòng 5 năm tới, Hapro tiếp tục phát triển dựa trên hoạt động kinh doanh cốt lõi là sản xuất và xuất khẩu. Đầu tư xây dựng thêm nhà máy sản xuất hạt điều tại Bình Phước, thêm các nhà máy sản xuất gạo… Vai trò cổ đông chiến lược sẽ hỗ trợ đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đặc biệt phía bà Nga mong muốn công ty có thể phát triển vùng nguyên liệu, đó là những động lực nền tảng của Hapro.
Hiện hệ thống của Tập đoàn BRG trải dài từ Bắc chí Nam, đặc biệt tại vùng Đồng Bằng Nam Bộ, do đó những mặt hàng mà Hapro xuất khẩu, phía Tập đoàn tự tin có khả năng cung ứng vững chắc.
Bà Nga nhấn mạnh, trong quá trình tiếp quản Hapro từ phía Nhà nước gặp phải không ít khó khăn.
Thứ nhất, cổ phần hóa, chỉ có duy nhất phía Tập đoàn đồng ý với vai trò cổ đông chiến lược, nhận lời mời từ TGĐ Hapro là ông Vũ Thanh Sơn.
Thứ hai, trong quá trình cổ phần hóa, thành phố Hà Nội đã thu lại 63 điểm kinh doanh của Hapro, trong đó nhiều vị trí đẹp như: Khu đất Hàng Khay, Hàng Bồ, tại khu vực Đông Anh, Hapro cũng bị thu lại 23 ha.
Thứ ba, từ khi lên UPCoM, giá cổ phiếu Hapro bị ảnh hưởng mạnh theo xu thế thị trường, thậm chí có thời điểm xuống mức giá 9.600 đồng/cp. Mặt khác, khi quyết định bán cho cổ đông chiến lược, phía Tập đoàn cũng phải mua bằng giá bình quân đấu giá thành công là 12.908 đồng/cp. Tức là cao hơn 14 tỷ đồng, theo bà Nga, giá như khoản tiền đó có thể tiết kiệm được thì đã có thể đầu tư thêm vào Hapro.
Nói thêm về khoản đầu tư vào Hapro, bà Nga cho biết, doanh nghiệp vốn mấy nghìn tỷ mà lãi chỉ có 17 tỷ đồng thì quá ít. Nếu số tiền đó mà gửi ngân hàng sẽ lãi hơn nhiều. Nhưng khi đã là cổ đông chiến được, trách nhiệm của Tập đoàn là vô cùng to lớn.
Theo bà Nga khẳng định, Tập đoàn BRG đã tham gia mua lại một số Cty, điểm cốt lõi luôn là mong muốn giữ vững ổn định phát triển toàn bộ nhân viên, không sa thải vô nguyên tắc bất kỳ cán bộ nào.Tập đoàn không phải tư nhân vào bóc lột, lấy đất đai để đi bán.
Về chiến lược nhân sự, bà Nga cho biết sẽ bổ nhiệm lại nguyên trạng cán bộ, từ TGĐ đến Phó TGĐ, phòng ban, tuy nhiên trong vòng 6 tháng sẽ phải phỏng vấn lại chọn người đúng năng lực vào công việc phù hợp.Trong năm đầu sau cổ phần hóa, Hapro sẽ thực hiện cơ cấu lại toàn bộ, luân chuyển nhân sự đúng người đúng việc.