Tuy nhiên với việc căng thẳng thương mại và chính trị đã được phản ánh vào giá, thị trường chứng khoán vẫn còn có thể tăng trưởng, theo như nhận định của ông Mike Bell, chiến lược gia về thị trường toàn cầu của J. P. Morgan Asset Management.
Ông Bell nói với “Squawk Box Europe” của CNBC rằng: “Tất cả đều phụ thuộc vào thời hạn mà nhà đầu tư nắm giữ chứng khoán… Nếu bạn nhìn vào nửa cuối của năm nay, bạn sẽ thấy có rất nhiều tin xấu đang ảnh hưởng đến thị trường, rõ ràng là các vấn đề về chính trị không liên quan đến thị trường đang bị thổi phồng quá mức, do đó chúng tôi vẫn lạc quan về thị trường chứng khoán. Nhưng nếu bạn nhìn xa hơn thế (sau năm nay), câu chuyện sẽ phức tạp hơn.”
Chính sách kích thích tài khóa của Mỹ đã giúp thị trường chứng khoán tăng điểm vào đầu năm nay. Tuy nhiên, với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ dường như sẽ tiếp tục nâng lãi suất, đang có lo ngại rằng thị trường sẽ tiến vào trạng thái bán tháo. Đó là vì lãi suất cao sẽ làm giảm biên lợi nhuận của doanh nghiệp, dẫn đến giảm lợi nhuận của các nhà đầu tư.
Beat Wittmann, một đối tác trong công ty tư vấn tài chính Porta Advisors, nói với “Squawk Box Europe” rằng tăng lãi suất là một trong những nhân tố làm tăng khả năng về một cuộc suy thoái kinh tế vào năm sau.
“Chúng ta đã bình thường hóa các điều kiện tiền tệ, do đó chúng ta đã ở vào giai đoạn cuối rồi. Rồi chúng ta có sự leo thang trong áp thuế nhập khẩu và căng thẳng thương mại, rồi các sự kiện như Brexit. Tất cả cả những điều này dẫn đến mất lòng tin trong đầu tư…”
Nhưng, theo Mike Bell, rủi ro về chính trị và thương mại thực chất đã được tính đến, cho nên rủi ro thực sự sẽ chỉ bắt đầu vào khoảng năm 2020”.
“Khi bạn nhìn vào năm 2020, bạn sẽ thấy kích thích tài khóa bắt đầu phai nhạt dần, còn lãi suất có lẽ sẽ tăng rất cao, tôi cho rằng các nguy cơ cho nền kinh tế sẽ bắt đầu xuất hiện ở Mỹ vào thời điểm đó”.