Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) ra quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ trong hôm thứ 5 (8/3), điều này được kỳ vọng sẽ giúp bình thường hóa chính sách tiền tệ trong khu vực đồng euro.
ECB từng tuyên bố sẵn sàng mua một lượng lớn trái phiếu trong thời gian tới, trong trường hợp triển vọng kinh tế xấu đi ở khu vực đồng euro.
Tuy nhiên, trong cuộc họp về chính sách tiền tệ gần đây, ECB lại bác bỏ tuyên bố trước đó của họ, cho thấy việc gia tăng nhân tố kích thích trong khu vực đồng euro sẽ chấm dứt trong thời gian gần.
Kết quả là, đồng EUR tăng khá nhiều so với đồng USD, giao dịch ở mức 1,2411 USD trong ngày 8/3.
ECB dự báo GDP thực (tổng sản phẩm quốc nội) sẽ đạt 2,4% vào năm 2018, 1,9% vào năm 2019 và 1,7% vào năm 2020.
“Triển vọng tăng trưởng GDP thực đã được điều chỉnh cho năm 2019 và không thay đổi cho năm 2018 và 2020”, ông Mario Draghi, chủ tịch ECB, cho biết.
Ông Viraj Patel, chiến lược gia đối ngoại tại ING, cho biết, ông Draghi đã “thành công xoa dịu những người thuộc phe diều hâu (ủng hộ chính sách thắt chặt tiền tệ) trong Ủy ban. Điều này khẳng định xu hướng bình thường hóa chính sách tiền tệ đang đi đúng hướng”.
ECB cũng sẽ không thay đổi mức lãi suất hiện tại và tiếp tục mua vào tài sản cho đến tháng 9 năm nay.
“Hội đồng quản trị kỳ vọng lãi suất của ECB sẽ tiếp tục giữ vững ở mức hiện tại trong một thời gian dài nữa, ít nhất là cho đến tháng 9/2018”.
Đa số các nhà hoạch định đều đồng tình với chính sách tiền tệ gần đây nhất của ECB, được công bố vào hồi tháng 1 năm nay. Họ cho rằng vẫn còn quá sớm để thay đổi nhân tố kích thích trong nền kinh tế, nhưng vẫn thừa nhận có thể có những thay đổi “sớm” trong năm 2018.
Hiện tại, chương trình nới lỏng định lượng (QE) sẽ tiếp tục với tốc độ 30 tỷ euro mỗi tháng. Ngân hàng này cũng cho biết gói kích cầu có thể sẽ kéo dài hơn so với dự định, tức là vượt quá tháng 9 năm nay, nếu các điều kiện kinh tế thay đổi.
Tuy nhiên, các nhà phân tích vẫn giữ quan điểm rất khác nhau về tương lai của chương trình nới lỏng định lượng này.
“Chỉ có lạm phát tăng chậm, chúng tôi cho rằng ECB sẽ giảm QE từ tháng 10 xuống còn 15 tỷ euro mỗi tháng và dừng lại hoàn toàn vào cuối năm”, ông Wolfgang Kiener, chuyên gia phân tích cao cấp tại BayernLB cho biết.
Tuy nhiên, ông Mike Bell, nhà chiến lược thị trường toàn cầu tại J.P. Morgan Asset Management, cho rằng do tăng trưởng kinh tế vững chắc và dự báo thất nghiệp trong khu vực đồng euro tăng, “ECB sẽ thoải mái hơn khi kết thúc QE trong tháng 9”.
Trong cuộc họp hồi tháng 1, đồng euro đã chạm tới 1,25 USD. Vào thời điểm đó, ECB cho rằng, tỷ giá mới là “nhân tố không chắc chắn”.
Điều này là do tiền tệ đã tăng giá khá nhiều kể từ đầu năm nay, đặc biệt là đồng USD. Đồng EUR mạnh hơn có thể tác động đến xuất khẩu của châu Âu và ảnh hưởng đến giá cả trong khu vực. Do đó, ECB có thể buộc phải thay đổi chính sách tiền tệ.