Theo đó, giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 03/4 đến 02/5 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
Nếu việc mua vào thành công, bà Dương sẽ nâng sở hữu tại APC từ hơn 3,65 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 30,98% lên 4,15 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 35,22%.
APC đã bắt đầu nổi cơn sóng dữ, liên tiếp giảm sàn và nhiều phiên trắng bên mua kể từ thời điểm đầu tháng 3/2018, khi thông báo tờ trình Đại hội cổ đông thường niên 2018 có kế hoạch chào bán 6 triệu cổ phiếu cho cổ đông chiến lược với mức giá không dưới 20.000 đồng/cổ phiếu, rẻ hơn rất nhiều so với thị giá cổ phiếu APC gần 72.000 đồng vào thời điểm đó.
Ngoài ra, điều làm nhà đầu tư và cổ đông lo ngại là kế hoạch đầu tư phát triển nhà máy mới và trung tâm nghiên cứu hơn 2017 tỷ đồng sẽ gây áp lực tài chính nặng nề cho công ty, và đáng ngại hơn là vốn điều lệ công ty chỉ vỏn vẹn 120 tỷ đồng.
Và tại Đại hội cổ đông thường niên, cổ đông của APC đã phủ quyết kế hoạch chào bán 6 triệu cổ phiếu riêng lẻ nêu trên của APC, và chỉ thông qua cho APC chào bán 3 triệu cổ phiếu, với mức giá do HDQT quyết định.
Mới nhất, vào ngày 26/3 vừa qua HĐQT của APC đã có quyết thông qua việc chào bán 3 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho đối tác nước ngoài với mức giá 40.000 đồng/cổ phiếu.
Sau thông tin này, cổ phiếu APC lập tức tăng trần trong phiên 27/3 và tăng 3,9% trong phiên tiếp theo, trước khi bị đẩy ngược trở lại, giảm 6,12% trong phiên hôm nay (29/3) xuống 36.800 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh hơn 140.000 đơn vị.
Tính chung từ phiên ngày 7/3 đến nay, cổ phiếu APC đã có 13 phiên giảm trong đó 12 phiên giảm sàn, và 4 phiên tăng (2 phiên tăng trần), thị giá giảm từ vùng 71.800 đồng xuống 36.800 đồng/cổ phiếu, tương đương – 48,7%.