Cụ thể, vay 19 tỷ Yên cho dự án nhà T2 – sân bay Tân Sơn Nhất, lãi suất 1,6%/năm và vay 51 tỷ Yên cho dự án nhà ga Nội Bài, lãi suất 0,2%/năm. Các khoản vay này có thời hạn trong 40 năm, nhiều hơn khấu hao trung bình của các nhà ga (25 năm).
Đại diện ACV ước tính với tốc độ tăng trưởng và quản lý chi phí doanh thu, lợi nhuận cả năm vẫn đảm bảo được kế hoạch đã đề ra.
Đáng chú ý, trong 6 tháng đầu năm 2014, lợi nhuận của ACV đạt 227 tỷ đồng, đã trừ lỗ tỷ giá 493 tỷ đồng. Lợi nhuận này đóng góp 55% tổng lợi nhuận cả năm 2014. Năm 2015, lợi nhuận 6 tháng đầu năm chỉ chiếm khoảng 30% so với lợi nhuận chung cả năm.
Trong giai đoạn 2015 – 2020, đơn vị tư vấn là CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BSC thừa nhận chưa tính được tác động của biến động tỷ giá với kết quả kinh doanh vì tỷ giá tác động rộng và có tính chất lan tỏa, không thể lường trước.
Về kế hoạch xây dựng dự án sân bay Long Thành, ACV hướng tới xây dựng một cảng hàng không trung chuyển quốc tế. Quá trình xây dựng qua 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1 (từ nay – 2023), tổng mức đầu tư tiền khả thi khoảng 5,45 tỷ USD, công suất 25 triệu lượt khách/năm. Giai đoạn 2(2030-2035), xây thêm đường băng cất cánh, nhà ga để đạt 2 nhà ga với công suất 50 triệu lượt khách/năm. Giai đoạn 3 (2040 trở đi), căn cứ vào nhu cầu phát triển của thị trường hàng không mà đầu tư, ước đầu tư khoảng 16 tỷ USD.
Ở giai đoạn 1, ACV lập ra 5 kịch bản khai thác và chọn phương án khai thác đồng thời, phân chia sản lượng giữa sân bay Long Thành và sân bay Tân Sơn Nhất. Cụ thể, tại Long Thành, 80% trở lên dành cho phục vụ quốc tế, còn lại 20% nội địa. Tân Sơn Nhất thì ngược lại: nội địa 80%, quốc tế 20%.
Hiện nay, ACV đang triển khai lập hồ sơ đấu thầu, làm dự án khả thi, sớm nhất khởi công vào năm 2018 – 2019 và 2023 đưa vào khai thác.