Trong đó, vốn trung ương quản lý 7 tháng thực hiện đạt 28,2 nghìn tỷ đồng, bằng 42,8% kế hoạch năm và giảm 8,1% so với cùng kỳ năm trước. Một số bộ vốn đầu tư thực hiện 7 tháng giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước là Bộ Xây dựng đạt 123 tỷ đồng, bằng 45,1% kế hoạch năm, giảm 55,2%; Bộ Giao thông vận tải đạt 9.685 tỷ đồng, bằng 52,6% kế hoạch năm và giảm 42,9%; Bộ Y tế 1.092 tỷ đồng, bằng 33% kế hoạch năm và giảm 45,1%. Một số bộ vốn đầu tư thực hiện tăng khá nhiều so với cùng kỳ là Bộ Tài nguyên và Môi trường 581 tỷ đồng, bằng 39,2% kế hoạch năm và tăng 53,6%; Bộ Giáo dục và Đào tạo 471 tỷ đồng, bằng 34,7% kế hoạch năm và tăng 29,8%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3.024 tỷ đồng, bằng 37,5% kế hoạch năm và tăng 17,9%.
Vốn địa phương quản lý 7 tháng thực hiện đạt 125,5 nghìn tỷ đồng, bằng 44,9% kế hoạch năm và tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, Hà Nội đạt 18 nghìn tỷ đồng, bằng 47,2% kế hoạch năm và tăng 5%; TP.HCM đạt 10,5 nghìn tỷ đồng, bằng 25,4% kế hoạch năm và tăng 9,6%; Quảng Ninh 4.857 tỷ đồng, bằng 50,1% kế hoạch năm và tăng 50,7%; Hải Phòng 3.997 tỷ đồng, bằng 43,9% kế hoạch năm và tăng 68,9%; Thanh Hóa 3.481 tỷ đồng, bằng 55,3% kế hoạch năm và tăng 31,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng cục Thống kê nhận định, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN trong tháng 7 cao hơn tháng trước và cùng kỳ năm trước nhưng nhìn chung tình hình giải ngân và thực hiện vốn đầu tư từ NSNN trong 7 tháng năm nay vẫn còn chậm. Các bộ, ngành và địa phương cần tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn, bảo đảm kế hoạch đề ra.